Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...Mẹ mất lúc em còn nhỏ, cha bạo bệnh qua đời, Quyền và Linh nương tựa vào anh trai làm phụ hồ. Dù bữa cơm bữa cháo nhưng hai em vẫn luôn học giỏi, chăm ngoan. Nhưng những buổi phải nhịn đói đi học thì con đường đến trường sao mà xa xôi quá!
Chị em Nguyễn Thị Quyền (13 tuổi) và Nguyễn Văn Linh (10 tuổi) sống cùng anh trai Nguyễn Văn Tâm (20 tuổi, chưa có gia đình) trong căn nhà nhỏ lụp xụp chỉ đủ che nắng che mưa.
Căn nhà nhỏ cất nhờ trên đất người khác
Anh Tâm đi làm xa vài ngày, nhà chỉ còn lại hai chị em. Trong nhà chỉ có mỗi cái ti vi cũ của người ta cho là đáng giá. Giữa là bàn thờ để di ảnh của cha mẹ. Góc học tập của hai em chỉ là vài quyển sách, quyển tập cũ mèm. Trong căn nhà đơn sơ, có lẽ thứ tài sản quý giá nhất là tình thương yêu, đùm bọc của ba anh em.
Quyền chia sẻ: "Thường hai chị em ở nhà, anh Tâm làm ít khi về, tối đến cũng sợ lắm nhưng cũng ráng chịu để anh đi làm có tiền cho em ăn học. Lúc làm có ít tiền thì gửi về cho em mua gạo để dành ăn, rồi anh lại phải đi làm tiếp". Quyền vừa đi học vừa lo việc nhà. Sáng, em dậy sớm nấu cơm ăn rồi đi học. Có hôm nhịn đói đến trường, trưa về nhà uống vội vài ngụm nước để tiếp tục buổi chiều lên lớp.
Quyền và Linh sống trong cảnh khó khăn thiếu thốn nhưng vẫn quyết chí học hành
Ngày trước, gia đình ở cặp bờ sông, rồi bị đuổi mới lên đây ở nhờ, nghe nói người ta lại sắp lấy lại đất, Quyền đang lo sợ không biết lúc đó sẽ đi đâu. Ánh mắt của cô bé 13 tuổi nhìn về phía xa xa mà đượm buồn. Cuộc sống tha hương nghèo khó vẫn cứ đeo bám, đến bao giờ mấy anh em mới được ở trên mảnh đất của mình?
Em nhớ lại, năm lên 6 tuổi, mẹ bệnh nặng qua đời. Cha đi làm thuê, chặt củi bán đề có tiền lo cho gia đình. Dù thiếu đi tình thương của người mẹ nhưng mấy anh chị em vẫn học giỏi, chăm ngoan. Vậy mà, đến khi em học lớp ba, người cha thương yêu nhất cũng bỏ các em mà theo mẹ. Lần lượt, anh chị có gia đình, mỗi người một nơi để kiếm sống. Giờ chỉ còn lại anh Tâm (người anh ruột thứ bảy) chưa lập gia đình chăm lo cho hai em.
Gian bếp của hai em chỉ có mỗi cái lò đất
Những lúc anh Tâm đi làm xa, chị em Quyền ở nhà chăm sóc nhau. "Nhiều hôm nhà hết gạo, chị em phải nhịn đói đi học, thằng nhỏ ngất xỉu trên lớp, thầy cô phải đưa về. Ở đây ai cũng tội cho hai chị em nó, mà ai cũng nghèo, đi làm tối ngày nên giúp gì được đâu", anh Trần Hiếu Trung - hàng xóm cạnh nhà Quyền cho biết.
Khi hỏi về ước mơ, Quyền nói ngay: "Chỉ mong sau này em được tiếp tục đi học để làm cô giáo". Em không nhớ quê nội, chỉ nghe nói đâu bên Campuchia. Còn quê ngoại ở An Giang, nhà ngoại nghèo lắm, muốn về thăm lắm nhưng không có tiền.
Thầy Huỳnh Đăng Quang – hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Tân Hưng cho biết: "Hoàn cảnh của chị em Quyền đặc biệt nên nhà trường cố gắng giúp đỡ hai em về sách vở, đồ dung học tập, học bổng cũng ưu tiên xem xét trước nhưng hoàn cảnh của hai em vẫn còn quá nhiều khó khăn".
Những tấm giấy khen như tỏa sáng trong căn nhà ảm đạm
Trao đổi PV Dân trí, ông Phạm Văn Cường – phó chủ tịch UBND thị trấn Tân Hưng – bày tỏ: "Hai em mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà không có đất, cuộc sống rất khó khăn. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ sách vở và chút quà dịp lễ tết nhưng không thấm vào đâu. Chúng tôi mong các nhà hảo tâm, mạnh thường quân giúp đỡ phần nào cho hai em".
Tạm biệt thị trấn Tân Hưng trong nắng chiều gay gắt, vẫn còn thấp thoáng nơi xa hai dáng người nhỏ nhắn, làn da rám nắng. Mong rằng các em sẽ có đủ nghị lực để thực hiện được ước mơ của mình, trở thành giáo viên và có được chỗ ở cố định, không phải sống mãi cảnh nay đây mai đó.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Anh Nguyễn Văn Tâm (anh ruột Quyền và Linh), khu phố Gò Thuyền, thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, Long An. ĐT: 0163 3121 478
Nguồn Dân Trí