VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Anh Thạch Phước – nhân vật từng được chuyên mục Nhân ái báo Dân trí giúp đỡ cách đây 5 năm ngậm ngùi cho biết: "3 năm qua vợ chồng tôi còng lưng nuôi được 5 con bò, mong có tiền cho tụi nhỏ ăn học nhưng không ngờ kẻ trộm vào bắt hết".
Anh Thạch Phước bùi ngùi kể lại, khoảng năm 2012, thông qua hội nông dân xã, gia đình anh được cho mượn 2 con bò cái nuôi (theo dự án Heifer), nhằm phát triển kinh tế. Từ ngày có bò, anh Thạch Phước cần cù, chịu khó cắt cỏ, vỗ béo hai con bò, nhờ vậy từ 2 con bò này đã đẻ thêm 3 con nữa. Tính đến tháng 11 năm 2014, đàn bò của anh Phước được 5 con, trong đó có 2 con bò cái chuẩn bị sinh bò con. Với tín hiệu này, vợ chồng anh Phước vui mừng vì sang năm đàn bò của anh sẽ tăng lên 7 con. Nào ngờ, trong một đêm anh không ngủ giữ bò, kẻ trộm đến bắt hết đàn bò, đẩy gia đình anh vào cảnh tay trắng như trước đây.
Anh Thạch Phước chia sẻ: "Sau khi được bạn đọc Dân trí giúp đỡ, tôi có tiền chữa bệnh mới giữ được mạng sống này. Do vậy, tôi quý lắm và tự bảo lòng mình phải sống như thế nào để không phụ lòng bạn đọc, các nhà hảo tâm giúp đỡ mình. Từ đó, tôi thấy sức khỏe không làm được việc nặng nên việc cắt cỏ, nuôi bò là phụ hợp với mình nên tôi quyết định đầu tư hết tiền của, công sức vào việc nuôi đàn bò. Bởi thế, dù sức khỏe không tốt nhưng hàng đêm tôi vẫn giăng màn ngủ cạnh đàn bò. Ai ngờ, kẻ trộm canh đúng đêm tôi ngã bệnh không đến ngủ, bọn chúng đến lùa bò đi hết".
Từ khi nuôi đàn bò, dù sức khỏe không tốt nhưng anh vẫn giăng màn ngủ cạnh đàn bò, vì sợ bị trộm. Nhưng đúng đêm anh ngã bệnh không đến ngủ, bọn trộm đến bắt hết đàn bò của anh sau 3 năm gầy dựng
Theo anh Thạch Phước, khi sự việc xảy ra, anh có đến UBND xã Đông Thắng khai báo và cán bộ có đến xác minh, lập biên bản để điều tra, tuy nhiên gần 1 năm trôi qua đến nay vẫn chưa có tin tức gì. "Khi bị mất bò tui báo ngay với chính quyền địa phương và hy vọng sẽ tìm được nên không báo tin cho PV. Mấy tháng qua, bản thân tôi đi tìm khắp nơi nhưng chẳng có tin tức gì đàn bò... Đến giờ này tôi không còn hy vọng gì nữa rồi! Tất cả tài sản, công sức bao nhiêu năm nay giờ mất hết, tôi chẳng biết thời gian tới gia đình sẽ sống thế nào, nhất là ngày tựu trường cận kề, tiền đâu để lo cho chúng nó ăn học tiếp nữa đây". Anh Thạch Phước nghẹn ngào nói.
Dù có nhà mới rồi nhưng để phát triển kinh tế, chăn nuôi bò, gà, vịt... nên vợ chồng anh Phước vẫn "bám" căn nhà cũ xiêu vẹo sinh sống 2 năm qua.
Ông Nguyễn Hồng Hải – cán bộ giảm nghèo ở xã Đông Thắng cho biết: "Trước đây gia đình anh Thạch Phước là hộ nghèo, nhà cửa rách nát, xiêu vẹo nên địa phương đã cất nhà đại đoàn kết cho gia đình anh Phước từ hai năm qua. Ngoài ra, Hội nông dân xã cho anh mượn 2 con bò nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Qua nhiều năm, anh Phước gầy dựng được 5 con bò nhưng vừa qua kẻ trộm vào bắt hết đàn bò, đẩy gia đình anh vào cảnh khốn khó. Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị với Hội đồng nhân dân và Hội nông dân xã để xem xét, nếu chương trình cho mượn bò còn hỗ trợ cho nông dân, chúng tôi sẽ ưu tiên cho gia đình anh Thạch Phước".
Theo tìm hiểu của PV, mặc dù chính quyền địa phương đã cất nhà đại đoàn kết cho anh nhưng đến nay gia đình anh Thạch Phước vẫn sống tại căn nhà cũ (bên bờ kinh KH6, thuộc ấp Đông Thắng, xã Đông Thắng). Lí giải về điều này, anh Phước cho biết, ở căn nhà cũ để thuận tiện việc chăn nuôi bò, gà vịt...hơn nữa anh cũng chưa trả hết tiền mua đất cất nhà. Anh Phước dự định bán đàn bò xong, anh trả tiền đất rồi sẽ đưa cả nhà về nhà mới ở, tuy nhiên trong lúc đang suy tính thì kẻ trộm vào bắt hết đàn bò.
Từ lâu, vào mùa hè với các con anh Thạch Phước chuyện đi học thêm hay đi chơi mãi chỉ là điều mơ ước
Để xoay xở cuộc sống trước mắt, chị Trần Thị Chung – vợ anh Thạch Phước bỏ đứa con nhỏ ở nhà đi phụ việc tại một quán cà phê ở huyện Cờ Đỏ, mỗi tháng 1,8 triệu đồng. Chị Chung chia sẻ: "Gầy dựng được đàn bò, vợ chồng tôi mừng thầm trong bụng, vì nếu tính ra khi bán hết đàn bò vợ chồng tôi cũng có bạc trăm triệu. Nghĩ đến số tiền lớn này, vợ chồng tôi cũng không thể tin mình làm ra được số tiền lớn như vậy. Nhưng tất cả mất hết trong một đêm. Bởi thế, đến giờ tôi không quên được buổi sáng hôm đó, vì khi ra chuồng bò, thấy trống trơ, tôi ngã quỵ, anh Phước thì hớt hơ hớt hải la làng, kêu bà con tìm giúp bò.... Nhưng tất cả đều vô vọng... Mấy ngày sau, chiều tối hay tờ mờ sáng là vợ chồng tôi ra thăm chuồng bò, chúng tôi hy vọng đàn bò mê ăn, đi lạc đâu đó rồi sẽ về... Nhưng mỗi lần đến thăm chuồng bò là lòng đau như cắt!"
Dù gia đình anh Thạch Phước vô cùng khó khăn nhưng mấy năm qua vợ chồng anh vẫn cố gắng cho 4 đứa con ăn học. Năm nay, đứa con lớn Thạch Trang vào lớp 7; đứa kế Thạch Thị Kim Thao bước vào lớp 6; còn cháu Thạch Thị Mai Linh học lớp 4 và cháu nhỏ nhất là Thạch Văn Tính, tựu trường này cũng đến tuổi vào lớp mẫu giáo.
Ngày hè, cháu Thạch Trang phụ trách chính việc mò cua, bắt cá, hái rau... lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Riêng cháu Kim Thao ở nhà trông hai em nhỏ. Do vậy, việc đi chơi hay học thêm vào mùa hè với các con anh Thạch Phước lâu nay chỉ là điều mơ ước.
Trước cảnh khó của gia đình, các con anh Thạch Phước chẳng biết năm học mới này mình còn cơ hội đến trường, gặp bạn bè, thầy cô nữa hay không
Cháu Thạch Trang để nguyên bộ đồ ướt nhèm từ ngoài đồng về, cháu đưa chúng tôi qua sông. Khi đến bờ, cháu Thạch Trang buồn thiu nói: "Từ hôm mất bò đến giờ, cha mẹ cháu buồn lắm! Nhất là cha Phước, căn bệnh ho ra máu lại tái phát. Thấy vậy, dù năm học mới cận kề nhưng anh em tụi cháu chẳng đứa nào dám xin tiền cha mẹ mua sách vở, quần áo...chuẩn bị cho năm học mới. Tụi cháu chẳng biết mùa tựu trường này, tụi cháu còn có cơ hội đến trường, gặp bạn bè, thầy cô nữa hay không?"
Chúng tôi bước lên bờ, nhìn con sông KH6 êm dịu, nhưng chúng tôi thấy có chút "sóng" trong lòng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Thạch Phước, ngụ ấp Đông Thắng, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
ĐT: 01658.221.844
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Con đau đầu, tim tôi như thắt lại - 25/08/2015 03:50
- Mẹ nghèo khóc lặng trước cơ thể da bọc xương của con - 24/08/2015 22:25
- Bạn đọc của báo đã đưa chị Nga đến bệnh viện điều trị - 24/08/2015 03:35
- Cơ cực cảnh mẹ đơn thân nuôi con thơ động kinh suốt 10 năm trời - 23/08/2015 22:38
- Ước mơ của cựu chiến binh về một quán tạp hóa - 23/08/2015 04:00
Các tin khác
- Nếu không được truyền thuốc đặc trị con tôi sẽ nguy hiểm - 22/08/2015 04:05
- Hai chị em sinh đôi nguy kịch vì mắc bệnh suy tủy xương bẩm sinh - 21/08/2015 22:55
- Viêm cơ tim cấp, sự sống cô gái nghèo nguy nan - 21/08/2015 03:55
- Xót cảnh bố nằm liệt giường, con trai bệnh lao hạch - 20/08/2015 22:25
- “Đừng bỏ mẹ con em, anh ơi !...” - 20/08/2015 03:45