Thứ tư, 03 Tháng 6 2015 07:35

Cùng lúc cả 2 đứa con oặt ẹo, không thành người lại đi viện liên miên, chị Xuân không cầm cự được nhưng nhất quyết không bỏ con như nhiều người bảo. Lầm lũi hết năm này qua năm khác, người mẹ nghèo khổ đi bòn nhặt từng đồng kiếm bữa cơm, bữa cháo cho con.


Tình cờ biết được thông tin của chị qua 1 người bạn, chúng tôi đã trở về xóm đạc 9, cụm 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội để thăm gia đình. Sau một vài lời chỉ dẫn: "Nhà ai chứ hỏi nhà cô Xuân có hai đứa con không giống người thì cả xã ai cũng biết" hay: "Các cô đến giờ này làm gì có cô ấy ở nhà, nhà ấy là cứ phải đi đến đêm mới về cơ, ở nhà có hai đứa nhỏ với bà cụ gần 90 tuổi đấy"... nên không mất quá nhiều thời gian chúng tôi đã đến được nhà chị.

 

hinh ran01.nhandao
Hai chị em Son, Thành mắc chứng bại não bại liệt từ nhỏ nên không thể tự làm được điều gì.


hinh ran02.nhandao
Hai em được bà nội năm nay đã gần 90 tuổi chăm sóc hàng ngày để bố mẹ đi bốc gạch thuê.


Đó là ngôi nhà với những phần lộn xộn, không ra hình bởi ở đầu phía bên phải là những mảnh tường vỡ vụn của căn bếp đã bị đổ sụp từ lâu nên gia đình đã phải quây tạm 1 nửa hè để làm bếp đun nấu; Bên trái thì ngắn ngủn để thừa ra một khoảng không gian rộng với lùm xùm cây cối. Phía trước nhà chật níc bởi những chiếc que rào được xếp lên làm giàn cho bầu hay bí nhưng cây cũng đã lụi từ lâu. Lụ khụ ở trong nhà, một bà cụ già nua, còng rạp lật đật bước ra: "Bố mẹ các cháu đến đêm mới về cơ, lúc khác cô đến hỏi bố mẹ các cháu nhé".

 

hinh ran03.nhandao
Không còn nước mắt để khóc, nhìn hai cháu cụ Ti chỉ ngậm ngùi không nói gì.


hinh ran04.nhandao
Bố của hai em, anh Đông thương hai con đến thắt ruột nhưng không biết làm thế nào cả.


Khi được biết chúng tôi đến thăm hai em, một trong hai cô bé đang ngủ đã tỉnh dậy giọng gọi với: "Chị đến thăm chúng em thật ạ, chị ngồi đây, ngồi trên giường cạnh em này để nói chuyện với em nhé". Rồi giọng em líu lo, trái ngược hẳn với cái thân hình èo uột, cong queo không rõ ràng các bộ phận. "Em tên là Thành chị ạ, chị gái em là Son nhưng mà chị ấy còn đang ngủ vì cứ đêm là lên cơn động kinh nên thành ra toàn ngủ ngày".

 

hinh ran05.nhandao
Đi làm về là anh chạy vào ngay với con.


hinh ran06.nhandao
Chị Xuân cả đời vất vả kiếm bữa rau, bữa cháo cho con.


hinh ran07.nhandao


Câu chuyện chỉ mới có thế thì cơn mưa ập đến, đen kít kéo sập cả bầu trời khiến bố mẹ của em phải vội vã chạy về trong tình trạng đã ướt nhẹp. Biết nhà có khách, chị Xuân hoàn toàn bất ngờ nhưng lại không kiếm nổi ở đâu ra một cái áo hay cái quần lành lặn cho chồng và cho mình cho phải phép nên cứ ngồi thu lu một góc giường vừa để nhìn con, vừa để tránh ánh mắt của chúng tôi. Bố của hai em, anh Trần Văn Đông mệt mỏi: "Mấy hôm rồi trời nắng quá, hôm nay thì tự nhiên lại mưa to, hai vợ chồng tôi đi bốc gạch thuê, thời tiết thế này mệt quá cô ạ".

 

hinh ran08.nhandao
Chị xót xa kể có nhiều người xui chị bỏ con lại bệnh viện để người ta thương người ta nuôi cho.


Nói rồi anh lại trầm ngâm, mặt cúi xuống xem các con có khỏe không khi mà thời tiết mưa nắng thất thường. Trông lúc này, quả thật anh tội lắm. Người đàn ông với mái tóc dựng lên lờm xờm như lâu lắm rồi không được cắt với chiếc áo ngả màu, rách bươm lung tung mọi chỗ cho dù có chỗ đã được khâu đi khâu lại đến mấy lần. Nhìn bố, cô bé Thành nhanh nhảu: "Em bảo bố đi cắt tóc với cạo râu rồi đấy nhưng mà bố bảo tiền đấy để mua thức ăn cho chúng em nên cứ hoãn mãi chưa đi. Giờ thì trông bố như ông già ý". Sau lời nói ấy là nụ cười của em, trìu mến, đáng yêu dành cho bố. Một chút ngượng ngùng, mẹ của em chị Xuân bào chữa: "Tại nhà tôi cũng bận quá cô ạ".

 

Rồi chị tâm sự những ngày ôm hai con lê lết ở hết bệnh viện huyện Đan Phượng đến bệnh viện Nhi TW rồi sang cả Xanh – Pôn, ai nhìn thấy cũng thương, có người còn bảo: "Bỏ hai đứa ở viện mà về chứ con cái thế kia nuôi sao được" – chị nhớ lại. Nhưng : "Đã mang nặng đẻ đau chúng, nó có thế nào thì vẫn là con của tôi cô ạ, mang nó về đói thì cùng đói, no thì cùng no để không phải tội với đời, với mình nữa"- người mẹ ngậm ngùi.

 

hinh ran09.nhandao
Những bức tranh Thành vẽ, bố mẹ giữ như báu vật.


hinh ran10.nhandao
Cả giấy khen cháu ngoan Bác Hồ của con cũng được bố mẹ cất cẩn thận.


Hai cô con gái cả Son và Thành đều sinh ra khỏe mạnh, bình thường rồi tự nhiên chân tay cứ yếu dần, yếu dần đến độ không còn đi lại hay tự sinh hoạt được việc gì. Được chẩn đoán chứng bại não kèm bại liệt nhưng cả hai em đều khá tỉnh táo, thậm chí là nói chuyện thông minh và dí dỏm. Thành còn khoe: "Em học được hết lớp 6 nữa chị ạ, em thích vẽ lắm nên vẽ rất nhiều, em còn được cả cháu ngoan Bác Hồ nữa cơ đấy. Còn chị Son thì bị nặng hơn nên chỉ học được hết lớp 1 thôi, nhưng chị có tài phối màu chị ạ, tranh em vẽ là do chị tô cho em đấy chứ để em tự tô thì xấu lắm".

 

hinh ran11.nhandao
Chị Xuân kể có đói ăn đói, có no ăn no nhưng nhất định không bỏ các con.


hinh ran12.nhandao
Những lúc bế tắc hay đau buồn 3 mẹ con lại lấy những bức tranh các em vẽ ra để làm động lực.


Câu chuyện cứ thế dai dẳng với dầy đặc những bữa no, bữa đói, những đêm hôm khuya khoắt hay giữa trưa nắng đổ lửa cứ có việc là hai vợ chồng lại đổ đi làm để kiếm cơm cho hai con. Chị Xuân kể: "Cháu Son thì bị chứng động kinh kèm cả u vú nữa, còn cháu Thành thì bị xuất huyết dạ dày nên hai đứa nó cứ đi viện liên miên. Nhiều lúc cũng bí lắm, chẳng có đồng nào cả nhưng đành lòng sao được khi nhìn thấy chúng đau đớn hả cô?". Rồi có lúc chị lại bật khóc khi nhớ lời ác ý của ai đó gọi hai con chị là hai con rắn và gọi điện hỏi mua thận của hai cháu... Những vết thương đó với chị dường như chưa nguôi ngoai, nó như nhát dao sắc ngọt cắt cứu trái tim chị ra trăm mảnh.

 

hinh ran13.nhandao
Hai chị em Son, Thành khao khát được giúp đỡ để bố mẹ đỡ vất vả.

 

Nghe mẹ kể chuyện, cả hai bé Son, Thành đều rơm rớm khóc. Sinh ra trên cõi đời này em nào có muốn mình như thế đâu nhưng : "Ông trời cho em như thế này thì em phải chịu thôi chị ơi. Em chỉ mong mọi người giúp đỡ cho gia đình em để chị gái em có tiền mua thuốc chữa u vú, để bố của em có tiền mà yên tâm đi cắt tóc, cạo râu và để bà nội của em được nghỉ ngơi một chút vì bà em đã gần 90 tuổi rồi chị ạ" . Lời em nói như mũi dao cứa vào trái tim chúng tôi... đau thật. Bên ngoài tiếng sấm sét và mưa gió vẫn gào thét đùng đùng nhưng hăm dọa ngôi nhà đã không còn một chỗ khô và hai cô bé mang thân hình "rắn" sợ hãi đáng thương.

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Chị Trần Thị Xuân và anh Trần Văn Đông (Xóm đạc 9, cụm 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Số ĐT: 0989.070.435

 

Theo Dân trí

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi

TIÊU ĐIỂM

Nghệ sĩ Trần Lập qua đời ở tuổi 42
Sau 4 tháng chiến đấu với bệnh ung thư trực tràng, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường đã trút hơi...
Bớt hội họp để tập trung chống xâm nhập mặn
Tỉnh ủy Bến Tre chỉ đạo các cấp giảm hội họp, huy động cả hệ thống chính trị để phòng,...
Sở Y tế Đắk Lắk xin lỗi nữ sinh bị cưa chân
Chiều 17/3, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức họp báo thông tin về trường hợp nữ sinh Lê Thị...