VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Chân đi cà nhắc, bên thấp bên cao, gương mặt méo, anh bật khóc nức nở, vội vã trở vào phòng hồi sức với vợ van xin “Em đừng chết”. Chứng kiến cảnh người chồng tật nguyền, không túi không có lấy một đồng, run run cầu xin các bác sĩ cứu vợ không ai cầm lòng được.
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Tim mạch, bệnh viện E, những ngày qua không ai là không nhắc đến ca bệnh đặc biệt của chị Nguyễn Thị Hoa. Được chuyển cấp cứu lên bệnh viện trong tình trạng phù phổi, suy tim nặng, chị được chỉ định phải mổ ngay nếu không chắc chắn sẽ chết.
Đứng trước “thời khắc” đó, Ths. BS Lê Tiến Dũng - Phó Trưởng khoa Hồi sức Trung tâm tim mạch, bệnh viện E kể lại: “Bệnh nhân rất gầy, yếu, có hơn 30kg thôi và chưa phát hiện bệnh lần nào trước đó cả. Khi đưa vào viện là cô ấy đã khó thở, phù phổi rất nặng, loạn nhịp tim nặng, đây là biến chứng nặng của bệnh hẹp van 2 lá. Bệnh nhân có kích thước van chỉ chưa đầy 1cm mà với người bình thường phải là 4cm. Tình thế của bệnh nhân lúc đó quá nguy cấp nên chúng tôi phải cho mổ ngay cho dù gia đình chưa có đồng nào đóng vào viện cả. Hiện sau ca mổ, bệnh nhân đang nằm hồi sức với chỉ định điều trị kéo dài nên chi phí rất tốn kém. Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế nên về phía khoa, phòng rất mong muốn được bạn đọc báo điện tử Dân trí hỗ trợ cho chị Hoa”.
Sau phần chia sẻ của bác sĩ Dũng, anh chỉ cho chúng tôi căn buồng bệnh nơi chị Hoa đang nằm. Còn đau đớn nhiều và ho liên tục, chị chỉ thều thào nói được câu: “Chị đau lắm” rồi lại phải nằm yên lặng vì không có sức. Chị gầy đến tiều tụy như 1 cành củi khô cho dù mới ở tuổi 40. Chứng kiến vợ đau và cứ thiếp đi, anh Hoài khóc nghẹn, chân tay run lẩy bẩy, lóng ngóng không biết làm gì.
“Vợ em mà làm sao thì bố con em không sống được các chị ơi. Con em mới 2 tuổi thôi chị ạ. Bình thường em ở nhà đi bán tăm với bán đũa ở bãi biển Quất Lâm, còn vợ em ở nhà nuôi gà và chăm con. Giờ viện phí của vợ em lên đến hàng trăm triệu đồng, em sợ lắm”.
Bị tật nguyền nên anh nói chuyện rất khó, quả thực phải nghe thật kĩ và phải nhờ đến chị gái chị Hoa “phiên dịch” thì chúng tôi mới hiểu hết được nghĩa những câu anh Hoài nói. Thương vợ, anh chỉ biết đứng khóc bởi đôi bàn tay vốn dĩ đã hoạt động không bình thường cũng không giúp được gì cho vợ trong phòng hồi sức. Nhìn anh, chúng tôi ai cũng quặn lòng bởi anh yêu vợ đấy nhưng sự bất lực của người chồng tàn tật không thể cứu được vợ khi lâm nguy khiến anh càng đau đớn.
Cùng chung tâm trạng đầy lo lắng cho bệnh nhân, chị Lưu Hoàng Linh –Phó phòng CTXH, trung tâm tim mạch, bệnh viện E ái ngại: “Từ khi tiếp nhận hoàn cảnh của chị Hoa, chúng tôi thực lòng là lo lắng như ngồi trên đống lửa bởi chị phải mổ cấp cứu ngay nếu không sẽ không giữ được mạng sống mà gia đình thì hoàn cảnh quá. Bản thân chị lại không có bảo hiểm y tế nên chi phí sẽ phải chi trả rất nhiều khi nằm hồi sức. Trước đây bạn đọc Dân trí đã từng hỗ trợ cho bệnh viện chúng tôi những ca bệnh nặng, nên đến ca này, chúng tôi tha thiết nhờ các bạn chung tay cứu giúp họ”.
Hiện tại sức khỏe của chị Hoa rất yếu với phần hỗ trợ tối đa của các loại máy móc. Anh Hoài ở trên viện với vợ mấy hôm rồi lại bắt chuyến xe muộn về quê với cô con gái Nguyễn Kim Yến (2 tuổi) bởi không có bố mẹ ở nhà, con quấy khóc và ốm liên tục. Thương vợ đến thắt lòng, những người nhà bệnh nhân khác kể lại anh Hoài gần như không chịu ăn uống gì, mỗi lần cầm bát cơm lên là khóc thương vợ nên lại buông bát xuống. Chứng kiến cảnh đó, ai cũng thương vợ chồng anh nhưng chỉ có thể giúp được bát cháo, hay hộp sữa uống.
“Tối nay em lại về vay tiền chị ạ. Cầu xin ông trời đừng mang vợ em đi mất”- Anh Hoài nghẹn ngào tâm sự trước khi chuẩn bị ra xe về. Tấp tểnh, lại bên thấp, bên cao, anh phải gắng sức đi lâu lắm mới ra được đến cổng bệnh viện nhưng đôi chân ấy dường như không biết mỏi bởi phía trước là tính mạng nguy kịch của vợ và tiếng khóc của đứa con thơ… buộc anh phải bước tiếp.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Nguyễn Văn Hoài (thôn Nam Tiến, xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)
Số ĐT: 0912.651.142
Hiện anh Hoài đang chăm vợ ở khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện E.
Tin mới
- Chồng bỏ đi biệt tích khi biết vợ mắc bệnh ung thư - 22/10/2018 02:16
- Chồng bệnh tim chăm vợ u gan ác tính trong cảnh túng thiếu - 15/10/2018 02:51
- Mẹ chết vì điện giật, bố ra đi vì tai nạn giao thông, ba con sống cảnh bơ vơ đói khát - 12/10/2018 02:56
- Xót thương mẹ già 85 tuổi bất lực nhìn 2 con tâm thần đánh nhau - 11/10/2018 03:50
- Khốn khổ mẹ tật nguyền nuôi con bại não - 10/10/2018 04:23
Các tin khác
- Bé 6 tháng tuổi nguy kịch vì suy giảm miễn dịch bẩm sinh - 05/10/2018 06:35
- Thương bé gái gần 3 tuổi nguy kịch vì u nguyên bào thận - 01/10/2018 03:11
- Ba đứa trẻ mồ côi bố cầu mong mẹ khỏi bệnh để được... tới trường - 24/09/2018 04:09
- Mẹ bỏ đi, bé 7 tuổi lên viện chăm bố thập tử nhất sinh - 18/09/2018 03:08
- Cha bỏ rơi, mẹ theo chồng mới, nữ sinh 13 tuổi nguy kịch vì suy tim nặng - 17/09/2018 03:24