VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...2 năm đằng đẵng điều trị ở bệnh viện, cô Thắm buồn tủi vì chỉ có một mình, không người thân chăm sóc, thăm nom. Dẫu vậy cô vẫn gắng gượng “được ngày nào hay ngày đó” để có thể trở về làm chỗ dựa cho người mẹ mù lòa đã ngoài 80 tuổi.
Cô Đào Thị Thắm (sinh năm 1963, thôn Yên Mỹ, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) là một người nông dân chất phác, quanh năm suốt tháng chỉ biết cần mẫn với ruộng đồng. Cô không có chồng con, không anh chị em ruột thịt, chỉ ở vậy một mình chăm sóc mẹ già.
Dù bữa cơm hàng ngày chỉ rau dưa đạm bạc, nơi tránh nắng tránh mưa chỉ là căn nhà nhỏ liêu xiêu dột nát, nhưng đối với hai mẹ con, cuộc sống vẫn êm đềm và giản dị trôi qua.
Cô Thắm bị ung thư vú đã ở giai đoạn cuối |
Cuối năm 2008, đôi mắt của mẹ cô Thắm bị lòa rồi mù hẳn, sức khỏe giảm sút nhiều phần. Một mình cô vừa cáng đáng công việc đồng áng mưu sinh, vừa lo xoay sở chăm sóc mẹ già. Sau thời gian dài vất vả như vậy, cô Thắm cũng đuối sức, yếu dần.
Đến tháng 07/2016, sau nhiều ngày ốm mệt không khỏi, cô Thắm đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Tin dữ khiến cô đổ gục.
“Từ lúc phát hiện ra bệnh tới giờ tôi đã truyền hơn 10 đợt hóa chất, 25 mũi xạ. Mấy tháng nay vết mổ của tôi bị ngứa, lở loét và xuất hiện thêm nhiều hạch ở cổ, phổi cũng có nhiều vết mờ bất thường nên bác sĩ chuyển lên khoa Chống đau - Chăm sóc giảm nhẹ này. Đây là khoa dành cho những người bệnh giai đoạn cuối như tôi”, cô Thắm mệt mỏi nói.
Hiện cô đang điều trị ở khoa Chống đau – Chăm sóc giảm nhẹ |
Điều trị ung thư tốn kém, bảo hiểm chỉ hỗ trợ một phần nào đó nên mỗi lần thanh toán ra viện, cô Thắm đều rùng mình lo sợ, không biết kiếm đâu ra tiền. Mẹ cô già yếu, mù lòa, ruộng nương gửi cho người khác vì không còn sức làm. Lợn gà không có, cây cối cũng không. Hai mẹ con không có nguồn gì làm thu nhập, không biết dựa vào ai.
Hỏi về cô, nhiều cán bộ trong bệnh viện bày tỏ sự thương cảm. Chị Lê Phương Linh, trưởng phòng CTXH của bệnh viện chia sẻ: “Cô Thắm là một bệnh nhân có hoàn cảnh khá đặc biệt. Cô mất sức lao động, sức khỏe yếu, bệnh ung thư vào giai đoạn cuối nhưng không có người chăm sóc, chia sẻ về mặt tinh thần, vật chất không có. Trường hợp của cô khó khăn điển hình, rất cần được quan tâm”.
Mơ ước được sống tiếp để phụng dưỡng mẹ
Kể về bệnh của mình, cô Thắm chỉ buồn nhưng không khóc. Chỉ khi nhắc đến mẹ, cô không thể ngăn được những giọt nước mắt xúc động nhớ thương và xót xa.
“Tôi đi nằm viện một mình còn có các cô bác trong phòng bệnh hỗ trợ giúp đỡ cho. Nhưng mẹ ở nhà chân tay yếu ớt run rẩy, mắt không thấy đường, không ai chăm sóc, tôi không yên lòng nổi. Thường thì cụ sẽ tự đun một bữa cơm ăn cả ngày. Có hôm cụ không đun được thì uống sữa đậu nành. Cụ bảo ‘Mày đi viện, mẹ ở nhà nhiều bữa đói chả có ai đun nấu cho ăn’. Nghĩ thương mẹ mà bất lực không biết làm sao”.
Kể về mẹ, cô rơi nước mắt trong bất lực |
Cô Thắm kể hôm nọ được ra viện về nhà vài hôm nhưng yếu quá, cứ nằm không rời khỏi giường được. Nhìn sang mẹ già yếu, cô lại gắng gượng men vào tường, chống gậy cố đun bát cháo cho cả hai mẹ con ăn.
“Tôi không có anh em ruột thịt, không có chồng con. Mẹ tôi cũng vậy. Nên nếu tôi có mệnh hệ gì phải ra đi trước thì tội nghiệp mẹ lắm. Tôi muốn được sống tiếp để phụng dưỡng mẹ”, cô òa khóc nức nở.
Dũng cảm đối diện với bệnh ung thư, cô Thắm ngày đêm gắng gượng mong kéo dài được sự sống thêm chút ít không chỉ cho bản thân mà còn vì mẹ. Hoàn cảnh của cô Thắm rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc để cô có thêm động lực tiếp tục sống và bên cạnh chăm sóc cho mẹ của mình.
Mọi đóng góp có thể gửi về:
Gửi trực tiếp: Cô Đào Thị Thắm, thôn Yên Mỹ, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội;
SĐT 0162.934.8355
Tin mới
- "3 mẹ con tôi khổ lắm, chú ơi !" - 31/07/2018 02:50
- Bố chết, mẹ liệt nửa người, 3 đứa trẻ sống trong khốn khó - 25/07/2018 03:07
- Ước mơ làm bác sĩ của cô bé mắc bệnh u não - 23/07/2018 02:57
- Bố mất, mẹ ung thư giai đoạn cuối, 4 đứa trẻ sống lay lắt qua ngày - 16/07/2018 03:02
- Tình cảnh đáng thương của cậu bé 8 tuổi bị bại não - 05/07/2018 03:19
Các tin khác
- Thương bé 7 tháng tuổi khát sữa khi mẹ thoi thóp trên giường bệnh chờ chết - 03/07/2018 03:46
- 10 năm gánh gồng chữa bệnh cho con, hai mẹ con sống lạnh lẽo trong căn chòi tạm - 25/06/2018 03:09
- Mong manh sự sống 2 mẹ con bị cúm A/H1N1 - 25/06/2018 03:05
- Chồng chết vì ung thư gan, mẹ lại đổ quỵ khi con mắc bệnh hiểm nghèo - 22/06/2018 03:36
- Cha làm cả tháng không đủ mua lọ thuốc cho con ung thư máu - 21/06/2018 02:56