
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Ngôi nhà cũ tại xóm 1 Hòa Lạc, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, là nơi trú ngụ của gia đìnhchị Tăng Thị Nhất với 4 người lớn đều bệnh tật và 4 đứa trẻ sàn sàn “trứng gà trứng vịt”. Trong 4 người lớn bệnh tật ấy, chỉ còn mình chị Nhất là tỉnh táo nhất, thế nên dù mang trong mình căn bệnh lupus ban đỏ, không còn khả năng lao động, mặt lúc nào cũng sưng phù như bị ong đốt, nhưng người phụ nữ khốn khổ ấy cũng không thể yên tâm mà chữa trị.
Chị Nhất năm nay 35 tuổi, chị về làm vợ anh Tạ Danh Thảo ngót chục năm, có với nhau được hai mặt con. Hồi đó thương nhau mà lấy, nghĩ cứ chăm chỉ làm lụng thì không phải chịu cảnh đói khát. Nhưng chị Nhất không thể ngờ, chồng mình to cao là thể nhưng lại có “cái tính thật người quá”, chẳng được nhanh nhẹn như người bình thường, thích thì làm việc, không thích thì đi chơi hay nằm ngủ. Thi thoảng, anh Thảo cũng đi làm phụ hồ nhưng bữa đực, bữa cái. Tiền công nhận theo ngày, nhận xong, con đòi gì cũng mua, vậy nên đồ đạc trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá. Chồng “bệnh” thì mình nặng gánh, chị Nhất nghĩ thế nên chỉ lầm lũi làm lụng nuôi chồng, nuôi con. Cách đây 3 năm, bà Vũ Thị Quy mẹ anh Thảo bị tai biến liệt nửa người, cánh tay phải co quắp, chân đi lại khó khăn, gần như mất khả năng lao động chị Nhất càng vất vả hơn.
“Hồi bố chồng còn sống, có lẽ ông là người tỉnh táo nhất trong nhà. Dù già cả nhưng ông vẫn ra đồng làm việc. Năm ngoái ông ngã bệnh, phát hiện bị ung thư được hơn nửa năm thì ông qua đời.
Thời điểm bố chồng ngã bệnh, chị Nhất cũng bắt đầu xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, da xù xì, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Vừa chăm sóc bố mẹ chồng bị bệnh, vừa gánh vác chuyện kinh tế gia đình, chị Nhất chỉ nghĩ chắc do lao lực quá nên ốm, cũng chẳng dám đi viện khám.
“Khi lo tang ma cho bố chồng xong thì tôi không trụ được nữa, mặt sưng nặng trịch như mang cả tảng đá, các khớp xương đau đi không nổi. Tiền bán con nghé hôm làm đám ma cho bố chồng còn một ít, tôi lên Bệnh viện tỉnh kiểm tra. Họ nói tôi bị lupus ban đỏ, tôi cũng nghĩ như cảm sốt thôi, nhưng bác sĩ nói bệnh này không chữa khỏi được, chữa trị không đến nơi đến chốn còn bị suy thận, ảnh hưởng thần kinh, xương khớp, thậm chí là tử vong. Tôi nghe mà hoảng quá. Cả nhà chỉ biết trông chờ vào tôi…”, kể đến đây, chị Nhất nghẹn lại.
Sau đợt điều trị, tình trạng bệnh được kiểm soát tốt hơn, chị được xuất viện, cho điều trị ngoại trú. Cứ mỗi tháng 1 lần, chị bắt xe khách vào thành phố Vinh, kiểm tra rồi lấy thuốc. “May nhà còn có cái thẻ bảo hiểm cận nghèo nên tiền thuốc thang còn đỡ. Mấy năm hộ nghèo, mới phấn đấu được lên cận nghèo, năm nay tình hình sức khỏe tôi như vậy chắc lại tái nghèo rồi”, chị Nhất rầu rĩ.
Cái gia cảnh vốn đã cơ cực lại càng khốn khó hơn khi chị Nhất lâm bệnh, xương khớp bị ảnh hưởng, không thể làm được việc đồng áng. Anh Thảo thì tính khí thất thường, hôm nào mát trời, vợ rủ rỉ động viên thì anh đi làm, kiếm vài trăm bạc, hôm đó cả nhà không phải lo đói. Hôm nào anh trở tính, nằm lì trên giường, nhất định không chịu đi thì chị Nhất lại cuống cuồng xoay xở. Hôm nào bà Quy khỏe mạnh, tỉnh táo thì còn gắng gượng nấu giúp con cháu bữa cơm. Có hôm mẹ chồng nằm một giường, con dâu nằm một giường, hai đứa nhỏ đi học về còn chưa có cơm ăn…
Ông Nguyễn Xuân Sơn hàng xóm nhà chị Nhất ái ngại khi nói về gia cảnh nhà chị Nhất: “Vừa rồi, chị gái anh Thảo còn ôm hai đứa con sinh đôi về ở với mẹ. Thêm 2 đứa trẻ, có phải chuyện đơn giản đâu khi mẹ chúng cũng tính cũng “thật” quá. Giờ chị Nhất như thế, cả nhà này không biết bấu víu vào đâu, nghĩ tội lắm. Vừa rồi xóm cũng phát động ủng hộ cho gia đình chị Nhất nhưng ở quê, mỗi người chỉ giúp được một ít thôi, mà bệnh chị ấy phải chữa cả đời…”.
Người hàng xóm ra về, để lại trong căn nhà nhỏ một người phụ nữ đang bị giằng xé giữa bệnh tật và trách nhiệm, để lại một người già và một người trẻ ngơ ngơ ngẩn ngẩn ngồi trên chiếc phản cũ, chả biết đang nghĩ gì và tiếng chí chóe của mấy đứa trẻ chưa đủ lớn để biết lo…
Gia đình chị Nhất đang cần được sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng để vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Mọi đóng góp xin gửi về:
Chị Tăng Thị Nhất, xóm 1 - Hòa Lạc, Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An;
số điện thoại: 0164 41 77 038.
Tin mới
- Ứa nước mắt vì câu nói của bé gái mắc bệnh ung thư - 15/12/2017 04:53
- Bà nội giàn giụa nước mắt thương cháu bị u não - 15/12/2017 04:49
- Xót xa người mẹ nghèo "bới rác kiếm cơm" nuôi 4 con thơ dại - 15/12/2017 03:35
- Hai cha con bị chấn thương não không tiền chữa trị - 12/12/2017 07:48
- Xót xa chàng trai trẻ bị bệnh tim gánh vác cả gia đình - 12/12/2017 07:39
Các tin khác
- Rơi nước mắt trước cảnh con 3 tháng tuổi khát sữa bên người mẹ sắp lìa trần - 28/11/2017 03:56
- Mẹ vừa mất vì ung thư, bé gái 3 tuổi lại đối mặt với bệnh ung thư - 28/11/2017 03:54
- Cô giáo mầm non “cắm” sổ đỏ vay tiền chữa bệnh cho chồng - 28/11/2017 03:51
- Thương cô gái trẻ chống chọi với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối - 28/11/2017 03:48
- Mẹ già 95 tuổi vẫn đau đáu chăm lo con trai mắc bệnh tâm thần - 27/11/2017 03:35