Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....“Cả 2 anh em đều bị khiếm thị, suy tim, hở hàm ếch bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam/dioxin nên về đêm chúng thường khó thở, việc ăn nhai cũng khó khăn. Nhưng điều mình xót nhất là khi thấy chúng bạn cắp sách đi học, anh em nó cũng đòi đi cho bằng được, nhưng vì khuyết tật trên người nên đành ở nhà…” chị Rơ Mah H’Kiều gặt nước mắt nói.
Vào năm 2009, vì ứng “cái bụng” của Siu Xôi nên chị Rơ Mah H’Kiều (làng Te Yôh, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) đã “bắt” Xôi về làm chồng. Năm 2010, thì tin mừng đến với hai chồng trẻ khi sinh được đứa đầu lòng đặt tên là Rơ Mah Sắc. Khi đó, anh Xôi đang vỡ òa trong niềm vui đứa con trai đầu lòng thì bác sĩ thông báo Sắc bị khiếm thị, suy tim, hở hàm ếch bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam.
Hai vợ chồng lặng người khi nghe bác sĩ nói, dù vậy anh chị vẫn cố an ủi nhau “Đứa con sinh là lộc của Giàng (trời) phải nuôi cho tốt, không được vứt bỏ. Cố gắng đi làm kiếm tiền mà chữa cho Sắc. Nhưng năm qua năm, tiền làm không đủ thuốc thang cho Sắc, huống gì là đi chữa bệnh…”, anh Xôi tâm sự.
Đến năm 2014 chị H’Kiều thai ngén và sinh ra thêm Rơ Mah H’Phiêu (SN 2014). Cũng như người anh, H’Piêu sinh ra bị mù, suy tim, hở hàm ếch bẩm sinh. Đến nay, mặc dù đã lên 3 nhưng H’Phiêu vẫn chưa cất lên được tiếng gọi “cha, mẹ” như bao trẻ em khác. Không giấu được nỗi đau, chị H’Kiều gặt nước mắt nói: “Mình không biết sao, nhưng trước đây bố mình có đi bộ đội. Giờ mình sinh 2 đứa đều bị tật nguyền như nhau, mình buồn lắm. Mỗi lần nhìn anh Xôi ngồi buồn trong góc và uống rượu một mình trách nhà nghèo không có tiền để đưa 2 con đi chữa bệnh. Mình buồn lắm, gắng an ủi chồng, cố gắng đi làm để kiếm tiền mua thuốc cho 2 con và chăm bố mẹ già…”
Chị H’Kiêu luôn động viên chồng không được nản chí, gắng đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho các con
Chị H’Kiều cho biết thêm: “Cả hai vợ chồng đi làm ngày thuê, chiều đến lại ra vườn chăm 300 cây cà phê. Nhưng cũng không đủ tiền mua sữa, mua cháo cho 2 đứa ăn. Vì hai đứa đều mắc bệnh tim nên đêm đến lại khó thở, nóng sốt. Hai vợ chồng mỗi người ôm một đứa thức ru để cho các con ngủ. Ngày ngày, phải nhai cơm và nấu cháo rồi đút cho các con nuốt lửng vì do các con bị hở hàm ếch nên ăn nhai rất khó khăn. Không những thế, trong nhà còn bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi nên mọi gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” đều đặt lên vai hai vợ chồng, vì vậy mà hoàn cảnh nghèo càng nghèo hơn…”.
Hiện cuộc sống của gia đình anh Siu Xôi chỉ trông vào 300 gốc cà phê, nhưng vì không có tiền mua phân bón nên phải nợ, cuối mùa trả. Số tiền còn lại không đủ chi trả cho những khoản vay mượn trong năm vì mua sữa và mua thức ăn hằng ngày cho gia đình.
Năm nay, Sắc đã lên 7 tuổi, thấy các bạn chung trang lứa được bố mẹ dẫn đến trường đi học, Sắc cũng vào tríu mẹ dẫn con đến trường. Dù biết con bị tàn tật không đi học được, nhưng vì thương con nên chị H’Kiều đã bế con lên trường mẫu giáo trong làng và tiện tay đem thêm mấy kg gạo để xin cho Sắc được đi học. Nhưng cô giáo bảo Sắc bị thế này không học được, Sắc thì khóc đòi được đi học. Biết con bị tàn tật vậy không học được, mà cháu cứ đòi nên chị đã cầm roi đánh Sắc rồi bắt về, mà lòng chị lại quặn đau vì thương con…
Anh chị cũng trăn trở về tương lai của hai đứa, khi cả hai anh em đều tàn tật nên không thể tự mình lao động kiếm sống. Giờ cha mẹ đi làm còn có cháo mà ăn, nhưng khi sức yếu thì ai nuôi rồi lại bơ vơ. Ước ao của hai vợ chồng là các con được chữa khỏi bệnh, được đến trường học học “cái chữ” để thoát khỏi “cái nghèo”. Nhưng anh chị biết, ước mơ đó chỉ là cổ tích khi hai anh chị bữa cơm của hai cháu còn lo chưa nỗi lấy đâu tiền mà đi chữa bệnh cho hai cháu.
Nói về hoàn cảnh của gia đình anh Xôi, anh Huy Hoàng (xã Ia Hlốp, Chư Sê): “Tôi hay đi theo đoàn đến thăm các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Nhưng gia đình anh Xôi là khó khăn hơn cả vì sinh 2 đứa ra đều bị tàn tật. Cũng vì vậy, tôi đã tạo mọi điều kiện, nhằm kết nối những tấm lòng nhân ái để giúp gia đình anh chị có tiền mua sữa và thuốc thang cho hai cháu. Nhưng không được bao nhiêu, thường khi rảnh việc tôi lại ghé ngang xem gia đình có gì khó khăn hay thiếu gì không để giúp đỡ…Rất mong các nhà hảo tâm có thể sẻ chia để giúp anh chị có thêm nghị lực sống nuôi hai đứa con đến ngày trưởng thành…”
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Siu Xôi , làng Tel Yôh, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, Gia Lai
SĐT: 01627593642
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Gia đình ông Hùng cần lắm sự chia sẻ - 06/10/2017 09:44
- Ung thư võng mạc, bé trai nguy cơ mù cả hai mắt - 05/10/2017 06:51
- Chuyện chép ở "ốc đảo" Kon Pne - 29/09/2017 03:31
- Xót thương cháu bé 2 tuổi bị tổn thương não và mất thính lực nặng - 29/09/2017 03:27
- Cuộc đời khốn khổ của chàng kỹ sư bỗng dưng hóa điên - 29/09/2017 03:23
Các tin khác
- Nhà nghèo, cha bệnh, bé gái bị ung thư vật vờ chờ chết - 29/09/2017 03:16
- Cha mẹ cùng mắc ung thư, con cái bơ vơ biết dựa vào đâu - 28/09/2017 06:58
- Nghị lực của cậu bé bị cắt chân vì căn bệnh ung thư xương - 28/09/2017 06:47
- Cha mẹ nghèo đau gấp bội khi cả hai con đều bệnh bẩm sinh khó chữa - 28/09/2017 06:40
- Người đàn ông câm điếc bất lực vì không tiền phẫu thuật bướu cổ - 25/09/2017 02:57