Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Sinh con mới hơn tháng, cầm xấp vé số trên tay, chiếc xe lăn lăn bánh đưa chị Hưởng qua bên kia đường bán từng tấm vé số kiếm tiền nuôi con. Phía sau lưng, đứa con trai mới sinh của chị đang khóc ngặt vì khát sữa.
Nỗi bất hạnh đầu tiên ập đến với chị Lê Thị Ngọc Hưởng (28 tuổi, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) là cơn bệnh sốt bại liệt, khiến cô bé xinh xắn mới mấy tuổi đầu đã gánh chịu. Chị Hưởng lớn lên trong cảnh nghèo khó của gia đình, không điều kiện chữa trị, nên bản thân chị phải mang sự tật nguyền cho đến tận bây giờ.
Trò chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Cúc (mẹ chị Hưởng) cho biết, do gia đình khó khăn nên anh chị em của chị Hưởng ai cũng đi làm để lo bản thân. Dù tật nguyền, để tiếp giúp gia đình, hơn một năm trước, chị Hưởng cũng đi bán vé số kiếm tiền vừa lo cho mình, vừa phụ thêm cơm nước hàng ngày với cha mẹ.
Trong những ngày đi bán vé số, chị Hưởng tình cờ quen được một người thanh niên. Những lần gặp gỡ, với những lời yêu thương ngon ngọt dành cho mình, chị Hưởng nghĩ rồi đây cuộc đời chị sẽ có được một bến đỗ trong sự cảm thông số phận của người đàn ông này.
Vậy mà, niềm vui chẳng tày gang, nỗi bất hạnh thứ 2 lại ập xuống với đời chị vào cái ngày chị biết mình đã có thai. Chị báo tin ấy cho người đàn ông chị yêu thương, nhưng tác giả của đứa con trong bụng chị lại… bặt vô âm tín. “Lúc em mang thai được 5 tháng cho đến khi em sinh thằng bé thì chẳng còn liên lạc gì được với cha nó nữa. Em tủi thân lắm, sao người ta lại đùa giỡn với một người tật nguyền như em. Rồi đây con em không biết sẽ sống ra sao với người mẹ bệnh tật này”, chị Hưởng nói trong sự bế tắc của mẹ con chị.
Chị Hưởng chia sẻ, bản thân chị sức khỏe đã yếu nên khi sinh đứa con, chị chẳng thể nào lo được cho con mình một cách trọn vẹn. Không có sữa mẹ cho con bú mớm, không ẵm bồng dỗ dành được bình thường như người mẹ khác những khi con khóc,... bởi chính chị đã không tự lo được cho mình. “Chú thấy đó, chân tay què quặt, nên mọi sinh hoạt của nó tui đều làm hết. Ngay cả ăn uống, vệ sinh cá nhân cũng một tay tui chăm thì làm sao nó nuôi nấng con cái được hả chú. Khổ lắm chú à”, mẹ chị Hưởng ngậm ngùi thương cho con cháu.
Vì sự sống của con, sau khi sinh mới hơn tháng, gửi con cho mẹ chăm sóc, chị Hưởng đã phải trở lại với công việc bán vé số để kiếm tiền nuôi con. Hàng ngày, chị được người quen đẩy xe lăn từ chỗ ở qua bên Hội Đông Y phường 5 để bán vé số. Chị nói với tôi, mỗi ngày bán chỉ được vài chục tờ, những ngày nào đông khách thì nhiều hơn, kiếm được chục ngàn tiền lời để mua sữa cho con. Ngày nào mà bán ế thì coi như ngày đó con thiếu sữa, mẹ thiếu ăn. Tội nhất là đứa trẻ cứ khóc ngặt vì sữa bữa có, bữa không.
Chị Hưởng đi bán từng tấm vé số kiếm tiền mua sữa cho con sống qua ngày.
Tôi nhìn chị Hưởng ngồi trên xe lăn cố gắng ẵm, nũng nịu đứa con mà thấy chạnh lòng cho người phụ nữ tật nguyền này. Bởi chị nói chị ít dám khi bồng con vì tay chân yếu, sợ con sẽ bị té. Mỗi khi chị muốn ẵm con, mẹ chị phải đứng kế bên để canh chừng. Rồi chị nói cuộc đời chị đã gắn mãi trên chiếc xe lăn, nên điều chị lo nhất là không kiếm được tiền những khi con thơ đói cái ăn, thiếu cái mặc.
“Em sinh con nó ra mà không lo được cho nó thì tội lắm. Bản thân bệnh tật thế này thì em chỉ có thể bán vé số, nhưng bây giờ bán cũng chẳng lời được gì nhiều. Tương lai của con nó còn dài lắm, không biết rồi nay mai đây em còn đủ sức lo cho con được hay không nữa”, chị Hưởng nói rồi nhìn con mà đôi mắt đỏ hoe.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Tím (Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 5, TP Bạc Liêu) cho biết, hoàn cảnh của chị Hưởng rất khó khăn. Gia đình chị thì đang sống nhờ trong nhà của người quen chứ chưa có được chỗ ở ổn định. Cha chị Hưởng đi làm công nhân, mẹ không nghề nghiệp nên chuyện cơm áo gạo tiền luôn trong cảnh túng thiếu. Địa phương chỉ có thể vận động trước mắt phần nào một số nơi để có tã, sữa phụ thêm cho chị Hưởng, chứ về lâu dài thì cũng gặp nhiều khó khăn.
“Thương nhất là cháu bé mới sinh, cần nhiều thứ để lo cho cháu, nhưng tình cảnh của chị Hưởng thì khó mà lo nổi. Qua báo, chúng tôi mong sự sẻ chia thêm của các tấm lòng hảo tâm để mẹ con chị Hưởng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống”, chị Tím mong mỏi.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Lê Thị Ngọc Hưởng (Số 4/140, đường Tỉnh lộ 38, khóm 7, phường 5, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Số ĐT: 0949 998 924
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xót xa bé trai 15 tháng tuổi mắc bệnh ung thư hiểm ác - 24/04/2017 07:13
- Xót xa bé gái ở Kiên Giang mắc bệnh hiếm gặp trên toàn thế giới - 21/04/2017 07:02
- Mẹ chết, bố tâm thần, hai đứa trẻ nguy cơ phải nghỉ học - 21/04/2017 06:57
- Nỗi đau giằng xé của cô bé mắc bệnh ung thư máu - 21/04/2017 06:44
- Tương lai mịt mờ của cậu bé 2 tuổi không có bố, mẹ tâm thần - 20/04/2017 07:08
Các tin khác
- Sự sống mong manh của người đàn ông tàn tật 40 tuổi nặng 5kg - 20/04/2017 06:50
- Mẹ nghèo ung thư khóc lặng chăm hai con mắc bệnh thần kinh - 03/04/2017 03:04
- Bỏng điện cao thế, người bố nghèo của 4 đứa con nguy kịch tính mạng - 03/04/2017 02:59
- 70 triệu đồng là cơ hội cứu sống bệnh nhân - 28/03/2017 03:11
- Ước mơ giản dị của cậu bé mắc căn bệnh máu khó đông bẩm sinh - 27/03/2017 03:52