Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...Đang là bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, sau tai nạn trên đường đi tình nguyện trở về, Thái đã bị chết lâm sàng và sống đời sống thực vật. Hy vọng duy nhất cứu cuộc đời em là cấy ghép tế bào gốc, nhưng hy vọng ấy cũng quá đỗi mong manh khi chi phí cho việc cấy ghép quá cao.
Đó là câu chuyện buồn của chàng bác sĩ trẻ Nguyễn Khắc Thái, SN 1991 (số nhà 93, đường Thanh Chương, phố Thành Tân, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa).
Không còn hình ảnh chàng bác sĩ thông minh, lanh lợi với nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi mà là đôi mắt vô hồn, đôi tay co quắp, chân teo lại. Ăn phải truyền trực tiếp vào dạ dày, đại tiện và tiểu tiện không tự chủ.
Tai nạn bất ngờ đến với Thái vào cuối năm ngoái, có lẽ 5 tháng trôi qua đối với những người thân của em dài đến hàng thế kỷ. Em đã lấy kiệt đi biết bao nước mắt của những vị sinh thành. Mẹ em, bà Trịnh Thị Sơn, dù bị bệnh teo tiểu não vẫn không rời con nửa bước. Ngồi bên cạnh con, những giọt nước mắt bà lại thi nhau chảy xuống đôi gò má gầy guộc, nhăn nheo. Tôi hiểu, có nỗi đau nào hơn khi từng ngày trôi qua, người mẹ ấy phải chứng kiến cảnh con trai nằm bất động, đôi mắt vô hồn.
Kể về tai họa bỗng dưng ập xuống, khiến cuộc đời con phải sống chung với 4 bức tường với kim tiêm, dây chuyền, ông Nguyễn Khắc Ngó nhắm nghiền đôi mắt. Người cha ấy dù đã cố kìm nén cảm xúc nhưng nỗi đau thì không thể che giấu được. Đôi bàn tay gầy guộc đan vào nhau, run run. Ông đã phải ngửa mặt lên để ngăn giọt nước mắt đang chực chảy rồi mới có thể bật lên thành lời chua xót: “Cháu Thái nhà tôi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2015. Sau khi tốt nghiệp, cháu đã thi đậu vào lớp Bác sĩ nội trú, chuyên ngành Nhi khoa, đang theo học tại Bệnh viện Nhi Trung ương (tháng 10/2015). Đến tháng 10/2016, Thái tham gia phong trào tình nguyện. Sau khi đoàn về thị xã Cửa Lò (Nghệ An) nghỉ ngơi để về Hà Nội, thì Thái và một vài người trong đoàn xuống tắm biển”.
“Trong lúc tắm biển, Thái tụt vào hố cát và bị đuối nước dẫn đến chết lâm sàng. Từ ngày đó đến nay, Thái nằm bất động, chân tay co quắp, teo tóp và phải sống đời sống thực vật. Cách đây nửa tháng, gia đình tôi đã phải xin cho Thái ra viện để tiện chăm sóc. Phần vì kinh phí gia đình hạn hẹp, phần vì cũng không có người để túc trực ở viện chăm cháu”. Kể đến đó, người cha lại nhìn sang con như có trăm ngàn mũi kim đang găm vào tim mình.
Bà Sơn, ngồi bên cạnh chồng cũng liên tục lấy vạt áo lau nước mắt, sụt sùi kể: “Chồng tôi thì bị thương binh nặng, tôi thì bị bệnh teo tiểu não đã 10 năm nay rồi, đi lại khó khăn. Cả hai vợ chồng không còn sức lao động. Thái là con út trong gia đình, hai anh chị nó lập gia đình hết cả nhưng cũng hoàn cảnh lắm. Suốt những năm đi học, năm nào Thái cũng là học sinh giỏi toàn diện. Thấy bố mẹ bị bệnh, nên con bảo ước mơ lớn nhất là được trở thành bác sĩ.Thế rồi ước mơ của con cũng trở thành hiện thực. Suốt những năm theo học đại học y rồi học tiếp lớp bác sĩ nội trú, con vừa đi học vừa đi làm thêm vừa cố giành học bổng cao nhất để có tiền trang trải, vợ chồng tôi thi thoảng chỉ phụ thêm cho con vài đồng tiêu vặt thôi”.
“Tốt nghiệp đại học bằng giỏi, khi thi vào lớp bác sĩ nội trú, Thái giành điểm số cao nhất. Càng nghĩ càng thấy thương con, bao nhiêu năm trời cố gắng giờ đổ sông đổ bể…” – bà Sơn nghẹn ngào rồi nắm lấy tay con, đôi bàn tay già nua, nhăn nheo của mẹ đan vào đôi tay co quắp của đứa con trai tội nghiệp khiến ai chứng kiến cũng không khỏi xót xa.
Trước khi Thái gặp nạn, vợ chồng ông Ngó, bà Sơn đã vay mượn anh em, bạn bè và xây một căn nhà nhỏ với ý định lo chuyện cưới vợ cho con trai. Thế nhưng, khi căn nhà vừa hoàn thiện, thì tai họa ập xuống. Ông Ngó bộc bạch: “Các bác sĩ bảo rằng, con trai tôi phải cấy ghép tế bào gốc 3 lần nữa, thì may ra mới có cơ hội hồi phục. Tôi vẫn tin nếu có cơ hội cấy ghép được 3 lần thì con tôi có thể hồi phục được vì mới cấy được một lần cháu đã có những biểu hiện khác hẳn so với khi chưa cấy. Đó là những ngón tay đã có thể cử động, đôi chân đã có chút phản xạ. Nhưng, mỗi lần cấy tế bào gốc rất tốn kém, chi phí hàng trăm triệu đồng…”.
Người cha ấy bỏ lửng câu nói rồi thở dài, ông bảo để cứu được con thì dù có bán căn nhà, nơi sinh sống của gia đình đi thì ông cũng làm nhưng tôi vẫn băn khoăn rằng cái căn nhà ấy sẽ thấm vào đâu so với chi phí cho những lần ghép tế bào gốc của em. Không những vậy, việc chăm sóc trước và sau khi ghép, phục hồi chức năng… cũng là cả một vấn đề không nhỏ.
Chia tay Thái và gia đình em, tôi vẫn cứ ám ảnh câu nói bỏ lửng của người cha già rằng ông biết cơ hội hồi phục cho con trai vẫn còn mà không biết sẽ xoay sở ra sao khi chi phí quá cao. Ám ảnh ánh mắt của Thái- ánh mắt như cầu xin cuộc đời cho em được sống đúng nghĩa…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Ông Nguyễn Khắc Ngó (bố em Thái, SN 193, đường Thanh Chương, phố Thành Tân, phường Quảng Thành,TP Thanh Hóa)
SĐT: 01688.456.101
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tiếng khóc xé lòng của bé trai bị u hốc mắt - 20/03/2017 03:05
- Vợ 8 lần mổ, chồng nghèo kiệt quệ cầu cứu - 20/03/2017 03:01
- Mẹ đau đớn chứng kiến con hoại tử não mất dần sự sống - 20/03/2017 02:56
- Xót xa đôi vợ chồng nghèo bệnh nặng ôm nhau chờ chết - 20/03/2017 02:54
- Tình cảnh nguy kịch của cậu bé 10 tuổi cần được ghép tim - 17/03/2017 03:30
Các tin khác
- Cha tai nạn nguy kịch, con thơ tật nguyền biết dựa vào đâu - 17/03/2017 03:19
- Ước muốn làm bác sĩ chữa bệnh cho mình của cậu bé ung thư - 17/03/2017 03:16
- Gia đình anh Sáng cần lắm sự sẻ chia - 14/03/2017 07:02
- Nỗi cùng cực của bà mẹ đơn thân mắc bệnh ung thư - 09/03/2017 03:48
- Cha trọ bán vé số nuôi con ung thư - 09/03/2017 03:46