VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Vừa trải qua đợt hóa trị đầu tiên, cơ thể cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhưng chị đành phải xin bác sỹ cho ra viện bởi ngày giỗ chồng đã cận kề trong khi bố mẹ chồng già yếu, hai đứa con còn thơ dại quá. Về nhà, sợ các con bị ảnh hưởng bởi hóa chất, chị không dám ôm ấp, cưng nựng nó. Đến bữa, chị xới một bát ra góc nhà ngồi ăn mà hai hàng nước mắt lã chã chan trên cơm.
Hai lần mổ, 1 lần hóa trị khiến sức lực bị bào mòn nên chị Lê Thị Yến (SN 1978, trú xóm 5, xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An) đi cũng không còn vững. Chuẩn bị cho lễ giỗ lần thứ 3 của chồng, chị cố gắng lê từng bước sắp xếp chỗ này chỗ nọ, ra quán tạp hóa đầu ngõ mua một ít lễ lạt về đặt lên bàn thờ cho linh hồn chồng đỡ tủi.
3 năm trước, anh Nguyễn Viết Cường - chồng chị Yến qua đời sau 1 thời gian ngắn phát hiện mắc bệnh ung thư đại tràng. Thời điểm đó cháu Nguyễn Viết Anh 11 tuổi, còn em trai Nguyễn Việt Dũng mới lên 7. Đau khổ, suy sụp nhưng chị cũng phải gượng dậy để thay chồng chăm sóc bố mẹ già đã gần 80 tuổi và hai đứa con thơ dại.
Một mình chị quần quật từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt. Ai thuê gì chị cũng làm, thậm chí cả công việc nặng nhọc, độc hại như phun thuốc trừ sâu thuê. “Thời gian đó tôi làm không biết mệt mỏi, ốm đau gì cả. Ai cũng bảo, chắc chồng phù hộ cho cái sức mà cáng đáng cả nhà. Đợt đó có chương trình vay ưu đãi sửa nhà, trả trong vòng 5 năm nên tôi quyết định vay rồi huy động thêm từ anh em, làng xóm để sửa cái nhà cho ông cháu có chỗ ở tươm tất. Hồi đó cứ nghĩ có sức khỏe, chịu khó chịu khổ ít lâu là trả hết nợ. Giờ thì thế này… tôi chỉ sợ, nhỡ mình có mệnh hệ gì thì gần trăm triệu bạc kia đổ lên đầu 2 con...”, chị Yến thổn thức.
Lao lực quanh năm suốt tháng, bươn chải lo cho bữa cơm hàng ngày nên khi những cơn đau vùng dạ dày xuất hiện, chị Yến cũng không mấy quan tâm, đi lấy thuốc về uống rồi lại lao vào làm việc. Chỉ đến khi da xanh tái, đau không chịu nổi, ra Hà Nội kiểm tra thì nhận được cái án tử hình “ung thư bóng vater đầu tụy” đã di căn. Hai từ “ung thư” đã cướp của chị người chồng yêu quý, giờ đang giằng chị ra khỏi hai đứa con còn nhỏ. Chị choáng váng, suy sụp chỉ biết khóc, thương mình thì ít, thương con thì nhiều. Chúng đang tuổi ăn tuổi lớn, đã thiếu vắng sự dạy bảo của cha, giờ không có sự chăm sóc của mẹ thì biết sống thế nào?
Phải sống ! Mình còn bố mẹ già, còn hai đứa con nhỏ. Chị tự động viên mình và bước vào chữa trị. Trâu lợn trong nhà đều phải bán để làm lộ phí chống chọi với tử thần. Bố mẹ chồng già yếu, bố mẹ đẻ lại còn cô em gái mắc bệnh tâm thần nhưng cũng phải thay nhau ra Hà Nội chăm sóc chị. Ngày chị Yến bước lên bàn mổ, cái tin chị gái chồng mắc bệnh ung thư phổi cũng bay tới, giáng thêm 1 cú đấm vào hi vọng của người đàn bà góa chồng này.
Thời gian chị Yến nằm viện, chị gái chồng cũng nhập viện điều trị, công việc gia đình đều do vợ chồng cụ Nguyễn Viết Hợi (84 tuổi) và Nguyễn Thị Dinh (77 tuổi) lo liệu. Cụ Hợi bị hen suyễn, lại mắc bệnh khớp nên hầu như chẳng giúp được con cháu, cụ bà phải cáng đáng thay. 77 tuổi, thương dâu, thương cháu, bà Dinh mang cuốc ra vườn đào xới, ít nhất cũng tự túc được bữa cơm rau cho cả mấy ông cháu, bà cháu.
“Hai đứa còn nhỏ nhưng tự giác lắm. Thằng Anh đi học về, cất cặp là ra phụ bà xách nước tưới rau, thằng Dũng bé xíu nhưng cũng biết chẻ củi giúp bà. Hai đứa còn phân công nhau rửa bát, làm công việc nhà. Bà già rồi, chẳng tiếc gì, chỉ thương hai cháu sớm mồ côi cha, giờ mẹ lại…”, bà Dinh đỏ hoe đôi mắt.
Bà Mai Thị Ổn – hàng xóm chị Yến chép miệng: “Cũng không hiểu sao tai ương cứ giáng xuống nhà cái Yến, nghĩ mà thương hai đứa trẻ… Bình thường Yến giỏi giang tháo vát lắm, nhưng giờ bệnh tình thế này thì gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt. Vừa rồi Hội phụ nữ xã có phát động chị em quyên góp giúp đỡ, hàng xóm làng giềng cũng góp dăm chục, một trăm nhưng bệnh của Yến phải chữa lâu dài, tốn kém lắm mà bà con ở đây cũng không mấy dư giả, muốn giúp mà chẳng thể làm gì”.
Bé Việt Anh, bé Dũng đi học về, chào khách xong thì lẳng lặng mỗi đứa 1 việc giúp bà nấu cơm. Cụ Hợi chống gậy ngồi trên chõng, hướng đôi mắt mờ đục ra sân, đôi tai nghễnh ngãng cố nghe câu chuyện của những vị khách. Làm giỗ xong cho chồng, chị Yến cũng phải ra Hà Nội tiếp tục đợt điều trị. “Dù sao chị cũng phải sống em ạ, các con chị còn bé quá, biết nương tựa vào ai bây giờ”, chị nói với tôi mà như tự động viên chính mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Lê Thị Yến – xóm 5, xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An
ĐT: 016 55 22 99 21
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Mẹ nghèo khóc mờ mắt vì không có 40 triệu phẫu thuật cho con - 26/12/2016 02:44
- Hãy giúp bà Đa vượt qua khó khăn - 22/12/2016 03:31
- Chồng xin chết để giảm gánh nặng cho vợ đau yếu nuôi 3 đứa con thơ - 22/12/2016 03:15
- Bi kịch người phụ nữ nghèo nhập viện không xu dính túi - 22/12/2016 03:11
- Bố mất, mẹ bị tâm thần, bé 4 tuổi lại nguy kịch vì bệnh ung thư - 20/12/2016 03:24
Các tin khác
- Xót xa bé gần 2 tuổi bị ung thư máu, bố lại bị tai nạn nằm liệt giường - 20/12/2016 03:17
- Có 40 triệu đồng mổ khối u, bé gái dân tộc Mường sẽ nhìn thấy ánh sáng - 19/12/2016 04:04
- Chồng bỏng nặng cháy thân sau, cụt tay, vợ con bế tắc - 19/12/2016 03:54
- Cha nghèo bán nốt chiếc xe máy mong giữ mạng sống cho con - 19/12/2016 03:49
- Người đàn ông mếu máo xin cứu chiếc chân bị gãy - 12/12/2016 03:20