VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Sinh ra đã không có bố, Thanh Vân sinh sống, học tập nhờ cả vào nghề buôn đồng nát của người mẹ bị chất độc màu da cam, thế nhưng cơn lũ lịch sử vừa qua đã cướp đi người mẹ của em, biến cô bé 6 tuổi trở thành trẻ mồ côi, không cha, mất mẹ, tương lai trở nên mờ mịt.
Đó là câu chuyện đầy đau thương của cô bé Hoàng Thanh Vân (SN 2010) ở khối phố 6, thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mẹ của Thanh Vân là chị Hoàng Thị Mai vốn là một nạn nhân của di chứng chất độc màu da cam nên không được như người bình thường.
Vào năm 2010, chị có con với một người đàn ông phụ bạc, vì không được chấp nhận nên hai mẹ con chị đành phải sống nhờ tại nhà của ông bà ngoại. Hằng ngày chị Mai vẫn đi khắp nơi gom nhặt, mua đồng nát để kiếm tiền nuôi con ăn học.
Xót thương khi chứng kiến khuôn mặt đáng yêu của cô bé 6 tuổi thắp nén nhang lên di ảnh người mẹ xấu số
Trong trận lũ lịch sử vừa qua, nước lên cao, nhấn chìm nhiều nhà cửa, làng mạc. Cũng vị sợ bị cuốn trôi mất đống phế liệu mà mình đã bỏ bao công sức thu nhặt được, chị Mai liều mình lội nước ra sau nhà để gom lại, thế nhưng không may trượt chân và bị nước lũ cuốn trôi. Chị Mai ra đi để lại đứa con nhỏ cho bố mẹ ngoại tuổi cao, sức yếu.
Chúng tôi có mặt tại nhà của ông Hoàng Đức Đảm (SN 1941), ông ngoại của cháu Trần Thanh Vân ở thị trấn Kiến Giang những ngày sau cơn lũ để chia sẻ những nỗi đau, mất mát trước sự ra đi của chị Hoàng Thị Mai.
Là một cựu chiến binh trở về từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông Đảm từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên những năm 1968, ông bị thương và bị địch bắt, đày ải tại nhà tù Phú Quốc, đến năm 1973 mới được trao trả tự do trở về quê hương. Trở về từ cuộc chiến khốc liệt của dân tộc, ông Đảm mang trong mình chất độc màu da cam, vì thế 4 người con của ông thì có hai người là nạn nhân của chất độc Đi-ô-xin.
Từ ngày con gái mất, ông Đảm dường như không muốn nói một lời nào, ông thương đứa con tội nghiệp rồi lại lo cho đứa cháu thơ dại vừa mới 6 tuổi không cha, mất mẹ. “Giờ ông bà cũng già yếu rồi, cháu nó thì còn nhỏ quá, không biết còn có thể chăm lo được cho nó đến lúc nào nữa, tui sợ một ngày vợ chồng tui già yếu rồi mất đi, cháu nó sẽ bơ vơ, không ai chăm sóc tội lắm! Nhìn cháu nó mà tui không thể nào cầm được nước mắt”, ông Đảm nghẹn ngào.
Bà ngoại của bé Thanh Vân là Nguyễn Thị Hòa, năm nay đã ngoài 65, nói trong nước mắt: “Từ ngày mẹ mất, nó cứ quấn lấy bà, nó ít nói hẳn đi, có những đêm đang ngủ, nó bất chợt hỏi mẹ Mai mô rồi, bà gọi mẹ về với cháu, rồi nó khóc mãi khiến tui òa khóc theo. Tui phải dỗ cháu là mẹ còn đi làm, hôm sau mẹ sẽ về. Tội nghiệp, sinh ra đã không có bố, giờ còn mất cả mẹ nữa, sao ông trời lại bạc với cháu tui thế này”.
Nghe bà ngoại nói vậy, bé Thanh Vân cứ nắm chặt lấy tay tôi, gặng hỏi: "Chú ơi! Bà cháu nói rứa có đúng không hả chú?. Bà nói là mẹ cháu sẽ về nhưng răng mà lâu rứa rồi mà mẹ vẫn chưa về?...". Nghe bao nhiêu câu hỏi dồn dập của cô bé tội nghiệp Thanh Vân, tôi và những người có mặt trong ngôi nhà tang thương, khói hương nghi ngút ứa cả nước mắt.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Ngọc Tiền, Bí thư Chị bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư, khu phố 6, thị trấn Kiến Giang chia sẻ: “Hoàn cảnh của cháu Thanh Vân hiện nay rất khó khăn, cháu không được sống trong tình yêu thương của bố, giờ mẹ cháu cũng mất rồi, cháu còn quá nhỏ nhưng phải sống nhờ vào ông bà đã già yếu. Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã quan tâm, giúp đỡ nhưng sự giúp đỡ cũng hạn chế. Thông qua báo Dân trí, tôi kính mong các tổ chức hảo tâm xin hãy chung tay giúp đỡ cho gia đình, để cháu Thanh Vân được học tập như bạn bè cùng trang lứa”.
Hơn lúc nào hết, cô bé Thanh Vân đang rất cần sự giúp đỡ, đùm bọc của các nhà hảo tâm, các tổ chức cộng đồng, để bé có thể vượt qua khó khăn trước mắt, việc học tập của em không bị đứt gánh giữa đường, và trong tôi luôn cầu mong cho cô bé mồ côi 6 tuổi có được một tương lai tươi sáng hơn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Ông Hoàng Đức Đảm: (ông ngoại bé Hoàng Thanh Vân),
ĐC: Khối phố 6, thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
SĐT: 0120.747.8490
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Có 150 triệu đặt máy tạo nhịp tim là con sẽ sống! - 05/12/2016 03:13
- Gia đình chị Niệm cần lắm sự sẻ chia - 01/12/2016 04:29
- Có 30 triệu đồng cứu người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ - 29/11/2016 03:34
- Xót xa cậu học trò mù xin vay tiền cứu mẹ suy thận - 24/11/2016 03:11
- Mẹ nuốt nước mắt xây chuồng nhốt đến 3 người con trai - 22/11/2016 07:54
Các tin khác
- Thảm cảnh người đàn ông bệnh tật sống trong căn nhà rách nát - 22/11/2016 03:04
- Ánh mắt cô bé tội nghiệp mồ côi mẹ, bố bỏ không nuôi - 22/11/2016 03:00
- Cha bỏ đi, mẹ vò võ nuôi con trong bệnh viện - 22/11/2016 02:51
- Thương bé gái 3 tháng tuổi đối diện nhiều ca phẫu thuật - 22/11/2016 02:47
- Đau đớn bé gái 2 tuổi bị nhiễm trùng máu, mắc hội chứng thận hư - 22/11/2016 02:44