VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Trải qua 4 lần phẫu thuật tim, Lê Thị Hoài Thương tưởng từ này mình có thể sống và làm việc như những người bình thường để báo đáp công ơn của mẹ. Thế nhưng, niềm hi vọng vừa mới nhen lên, cô bị quật ngã trước kết luận: ung thư tụy. Với thể trạng quá yếu, việc điều trị bằng hóa chất đối với em cũng hết sức khó khăn.
Xen lẫn giữa cuộc trò chuyện là những tràng ho đến xé ruột của Thương. Cơn ho không dứt, khiến em như gập cả người xuống. Mang trong người bệnh tim bẩm sinh, cơ thể còn bị căn bệnh ung thư bòn rút nên 23 tuổi Thương chỉ nặng vỏn vẹn 39kg. Nhiều lúc Thương không tự đứng nỗi, ngã lăn ra sân, tóe máu.
Căn nhà chia đôi từ khi bố mẹ hoàn tất thủ tục li hôn, Thương, mẹ và người anh trai ở nửa căn nhà dưới, bố ở nửa nhà trên. Những lúc bố mẹ vui vẻ với nhau, Thương còn cảm nhận được chút ít không khí ấm áp của gia đình. Nhưng phần lớn bố mẹ của Thương đều hục hặc nhau, nên dẫu chung một mái nhà nhưng họ như những người xa lạ, thậm chí là hằn học nhau. Thương hoàn cảnh của mẹ con Thương, vừa rồi chính quyền xã xây cho căn nhà chống lũ bé cỏn con để trú ngụ mỗi khi lũ về.
Lên 7 tuổi, Thương bị kết luận mắc bệnh tim bẩm sinh, chỉ định phẫu thuật. Ngặt nỗi, nhà quá nghèo, mẹ con Thương cứ chịu đựng cho qua cơn đau. Năm Thương học lớp 12, cơn đau quật ngã, Thương bắt buộc phải nhập viện để níu giữ sự sống vốn đã như sợi chỉ quá mong manh. 4 tháng nằm viện, trừ hôm phẫu thuật và khoảng 10 ngày hậu phẫu, chị Nguyễn Thị Hoa phải để con gái ở lại một mình để về kiếm tiền thuốc thang, trả nợ. Lần phẫu thuật gần đây nhất, tình trạng bệnh cơ bản được xử lý nhưng Thương phải sống với khung sắt cố định lồng ngực. Mặc dù vậy, khi sức khỏe đã tốt hơn, Thương quyết định vào Nam làm công nhân cho một nhà máy may, kiếm tiền thuốc thang và hỗ trợ mẹ.
Tháng 8/2016, thấy sức khỏe cứ kém dần đi, người thường xuyên sốt, mệt mỏi, cứ nghĩ căn bệnh tim tái phát, Thương đi bệnh viện kiểm tra. “Đọc kết luận: Lơ xê mi kinh dạng bạch cầu hạt em choáng váng, ngất xỉu. Ông trời sao nỡ độc ác với em như thế?”, Thương cố kìm cơn xúc động.
Do sức khỏe của Thương quá yếu, việc điều trị bằng chuyền hóa chất quá nguy hiểm, nhất là khi lồng ngực của em đang được cố định bằng khung kim loại. Để hạn chế sự phát tác của tế bào ung thư, các bác sỹ quyết định chuyển sang điều trị cho Thương bằng hóa chất khô. Thế nhưng mỗi lần sử dụng thuốc, cơ thể vốn yếu ớt của Thương lại tiếp tục bị bào mòn. Phổi của em cũng bị ảnh hưởng, bởi vậy ngay việc thở nhiều lúc cũng quá sức với Thương. Nhiều đêm em phải ngồi thức trắng đêm, dựa lưng vào tường cho dễ thở. Những lúc ấy, bà Nguyễn Thị Hoa cũng phải thức với con, xoa lưng cho con dễ thở.
Cạn tiền, Thương đành xin về nhà. Những lúc gắng gượng được, Thương cùng cô cháu gái đẩy xe hàng ra trước cổng trường mầm non của xã bán dăm cái kẹo, ít gói bim bim. Người anh trai của Thương sau khi hôn nhân đổ vỡ thì gửi con lại cho mẹ, xuống Vinh kiếm sống bằng nghề bốc vác thuê, cũng không có nhiều điều kiện để gửi tiền về cho mẹ nuôi cháu.
Bà Hoa thương con, thương cháu, lăn ra làm lụng. Bà nhận làm thuê bất cứ công việc gì người ta thuê nhưng ở cái xứ chưa mưa đã ngập này người dân chỉ sống dựa vào dăm thước ruộng lúa, vài sào màu, người ta cố gắng bòn mót, mấy khi phải thuê đến người ngoài.
Nhìn đứa con gái gò người vì ho rồi nôn khan, bà Hoa nước mắt lưng tròng: “Nhà có chi bán đều bán hết rồi, còn mảnh đất ngăn đôi này cũng cắm ngân hàng hồi Thương đi phẫu thuật tim, giờ chưa trả hết. Bác sỹ bảo Thương không điều trị bằng hóa chất được, phải ghép tế bào gốc thì may ra.
Ông Nguyễn Văn Phượng – Chủ tịch UBND xã Nam Trung, cũng là hàng xóm của Thương cho biết: “Hoàn cảnh của Lê Thị Hoài Thương thì ai cũng biết. Bố mẹ ly hôn gần 20 năm nay nhưng vẫn sống chung một mảnh đất, thường thì không sao nhưng xích mích xảy ra thì lại chửi bới lẫn nhau. Mấy mẹ con chị Hoa không đói ăn nhưng trong hoàn cảnh cháu Thương mang trọng bệnh thì để mà có tiền thuốc thang, chạy chữa là khó lắm. Xã cũng biết đó nhưng không thể giúp được cháu thêm khi chi phí chữa bệnh quá lớn. Thay mặt chính quyền địa phương, chúng tôi rất mong muốn các mạnh thường quân giúp đỡ để cháu có cơ hội điều trị bệnh”.
Ghép tế bào gốc, chi phí đến gần 1 tỷ bạc, tôi làm răng mà lo nổi cho con. Nhưng chả lẽ ngồi nhìn con chết dần chết mòn…”, bà ngừng lại, lau vội dòng nước mắt rơi trên hai gò má vì không muốn con thấy mình khóc.
Cuộc sống dường như quá bất công với Thương khi bắt em phải gánh trên người 2 căn bệnh hiểm nghèo và một mái ấm không trọn vẹn. Hồi Thương một mình đi viện để phẫu thuật tim, một chàng trai người Bắc thương cảm, quyết gắn bó để chăm sóc cho em nhưng không nhận được sự đồng ý từ gia đình. Chàng trai ấy quyết định vào Nghệ An ở rể, hai người lên ủy ban xã đăng kí kết hôn rồi chung sống với nhau. Nhưng rồi, chàng trai ấy cũng không thể vượt qua chính mình khi có một người vợ quá ốm yếu, việc sinh nở quá nguy hiểm.
Một lần trở về Bắc, chồng Thương không trở lại nữa. Thương nghe nói chồng đã kịp có vợ mới mà chẳng thèm làm thủ tục ly hôn với cô. Đau lắm nhưng cô tự động viên mình gắng gượng vượt qua. “Đến bản thân em còn chẳng biết sống chết lúc nào thì đâu dám trách người ta hả chị? Em giờ chỉ ước được sống để trả ơn mẹ. Mẹ đã quá khổ cực vì em rồi”, cô gái mạnh mẽ ấy vẫn cố không để nước mắt rơi ra.
Thương con, thương cháu nên sáng nào ông Nguyễn Văn Lơng – ông ngoại của Thương, cũng ghé qua nhà. Nhìn thấy đứa cháu gái cứ nằm co quắp trên manh chiếu trải ở góc nhà, ông xót xa hết đi vào rồi lại đi ra. “Tôi hỏi cháu thích ăn gì để ông mua thì nó bảo không ăn được, ăn vào là nôn ra. Hay là ông vay tiền cho cháu đi viện? Nó lắc đầu quầy quậy, bảo ông đừng vay, nhỡ cháu không sống được, ông trả nợ đến khi nào cho hết? Tui từng ni tuổi rồi mà không giúp được chi cho cháu cả, khổ tâm lắm”, ông Lơng tâm sự.
Những tràng ho xé ruột xé gan lại tới. Thương gò người, cố bò lại chiếc bô đặt cuối giường. Máu từ miệng chảy ra. Cơn ho dứt, Thương tựa vào tường thở dốc, đôi mắt đờ đẫn hẳn đi. Gần 1 tỷ đồng để ghép tế bào gốc với em lúc này là điều quá xa vời…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Em Lê Thị Hoài Thương (xóm 6, Nam Trung, Nam Đàn, Nghệ An
ĐT: 0982 150 137 (chị Hoa – mẹ của Thương)
STK: 060085860723 (chủ TK Lê Thị Hoài Thương, Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Dương)
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xin cứu cậu bé qua ngưỡng cửa tử thần - 26/09/2016 03:14
- Thương bé 11 tuổi chiến đấu bệnh thận hư ròng rã 6 năm - 19/09/2016 09:05
- Hãy chia sẻ cùng một gia đình bất hạnh - 16/09/2016 03:56
- Bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, nữ sinh lớp 10 phù nề toàn thân vì không tiền chạy chữa - 13/09/2016 03:19
- Con còn hi vọng nhưng cha mẹ kiệt quệ - 13/09/2016 03:13
Các tin khác
- Bị tách động mạch chủ, mẹ đơn thân ôm con đếm sự sống từng ngày - 12/09/2016 03:19
- Kinh hoàng trước khối u khổng lồ ở bắp chân của cô gái trẻ đáng thương - 12/09/2016 03:13
- Bố tai nạn lao động, con trai nguy cơ bỏ học đại học - 12/09/2016 03:06
- Lời khẩn cầu của người phụ nữ nghèo sắp chết - 12/09/2016 03:02
- Bé bị bệnh u quái cùng cụt không tiền chữa bệnh - 12/09/2016 02:58