CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Đó là Lê Minh Châu (sinh năm 1991) - chàng họa sĩ dị tật do chất độc da cam, có biệt tài vẽ tranh bằng miệng và đã dành được nhiều giải thưởng trong cuộc thi hội họa trong cả nước.
Chàng họa sĩ trẻ Lê Minh Châu – nghị lực vươn lên chính mình
Mọi người biết đến Châu nhiều hơn qua bộ phim dài 34 phút với tựa đề “Chau, Beyond the Lines” do nữ đạo diễn đạo diễn Courtney N Marsh chỉ đạo sản xuất. Nội dung bộ phim xoay quanh nghị lực vươn lên của nạn nhân chất độc gia cam Lê Minh Châu đã lọt Top 10 đề cử phim tài liệu xuất sắc Oscar 2016.
Nghị lực của cậu bé dị tật bởi chất độc da cam
Chúng tôi tìm đến phòng tranh của chàng họa sĩ Lê Minh Châu trên đường Lê Hồng Phong (Q.10 – TP. Hồ Chí Minh ). Gọi là phòng tranh nhưng đó chỉ căn phòng chưa đầy 20m2. Châu thuê căn phòng với giá 5 triệu/ tháng để nghỉ ngơi, sinh hoạt và trưng bày những tác phẩm của mình.
Ấn tượng đầu tiên đối với tôi là những bức tranh của Châu vẽ rất thực và đủ mọi thể loại từ chân dung, phong cảnh, tranh trìu tượng…Và tất cả chúng được Châu dùng miệng của mình để vẽ.
Một góc trong trưng bày các tác phẩm tại phòng tranh Lê Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1991) sinh ra trong gia đình nghèo quê ở Trảng Bom (Đồng Nai). Châu là đứa con duy nhất (trong 4 anh chị em) dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc da cam từ bố mẹ (cha mẹ Châu đã bị nhiễm dioxin thời kỳ tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước).
Vì gia đình nghèo, từ nhỏ Châu được gửi vào Làng trẻ em Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) để được chăm sóc và cho học chữ. Khi Châu 9 tuổi, đang học lớp 1, cả lớp Châu được một cô giáo tên Linh đến tình nguyện dạy vẽ bức tranh sơn mài lên tường trong lớp học. Châu kể “Khi ấy, Châu mê mẩn những sắc màu mà cô Linh pha phối”. Thấy được sự ham mê của những đứa trẻ thiệt thòi, cô Linh xin mở một lớp học vẽ miễn phí cho những đứa trẻ có khiếu hội họa như Châu tại Làng Hòa Bình.
Lớp Châu ban đầu được cô giáo Linh hướng dẫn bằng những nét vẽ bằng những bút chì dạ, tô vẽ màu lên hình mẫu có sẵn. Sau một thời gian, cô giáo Linh phát hiện Châu có năng khiếu hội họa, cô luôn dạy kèm và luôn động viên để Châu vượt mọi khó khăn về khuyết tật của bản thân để nuôi ước mơ thành một họa sĩ chuyên nghiệp.
Ngoài những giờ học văn hóa trên lớp, Châu luôn ngồi một mình, miệt mài tập vẽ trong căn phòng tập thể của Làng Hòa Bình. Nhưng đôi tay yếu ướt của Châu chỉ vẽ được 10 – 20 phút là rã rời, vừa đam mê vừa sợ mất ý tưởng, Châu quyết định dùng miệng mình để tập vẽ. “Dùng tay cầm cây cọ thì chỉ cử động đôi cánh tay thôi, nhưng dùng miệng ngậm cọ để vẽ cần cử động của toàn cơ thể. Lúc đầu tập vẽ tranh bằng miệng, toàn cơ thể lúc nào cũng đau đơn và mệt mõi, nhất hàm răng, cơ miệng và cổ mình lúc nào cũng đau nhức, không ăn uống được”- Châu kể.
Với ước mơ trở thành một họa sĩ, Châu hằng ngày vẫn dành 5 – 6 giờ để miệt mài tập vẽ bằng miệng. Qua nhiều năm tháng, những nét vẽ bằng miệng của Châu dần dần trở nên sắc sảo hơn.
Bức tranh “mùa thu Hồ Gươm” được Châu vẽ trong tháng 10 năm 2015
Những thành quả bước đầu
“Những ngày tháng trẻ thơ trong Làng Hòa Bình là khoảng thời gian Châu có được nhiều niềm hạnh và kỷ niệm không thể quên” Châu tâm sự. Nhưng Châu muốn niềm đam mê hội họa của mình không dừng lại ở ước mơ, nên khi 18 tuổi Châu xin các mẹ nuôi trong Làng Hòa Bình được ra ngoài xã hội để tìm kiếm cơ hội học hỏi hơn nữa về hội họa.
Bước đầu tiên, Châu tìm đến những phòng tranh ở TP. Hồ Chí Minh để xin học vẽ và lĩnh hội những cái tài, cái mới từ những thầy họa sĩ có tiếng. Và tất cả phòng tranh Châu đều để lại ấn tượng đẹp về một chàng trai biết vượt qua nghịch cảnh để sống với đam mê hội họa.
Khi nghề nghiệp đã vững vàng, có thể tự mình kiếm kế sinh nhai nuôi bản thân, Châu bắt đầu hành trình cho ý tưởng mở phòng tranh để trưng bày và bán các tác phẩm của mình. Châu kể “Bức tranh đầu tiên, Châu vẽ về phong cảnh quê hương miền Bắc với với gốc đa, giếng nước, sân đình, được một người nước ngoài mua với giá 3.000.000 đồng. Đó là thành quả, hạnh phúc đầu đời và niềm động viên lớn để Châu tiếp tục viết tiếp ước mơ".
Trên đà khát khao và “sống là không chờ đợi” như Châu đã tâm sự, chàng họa sĩ trẻ biết vượt qua mọi nghịch cảnh và khó khăn cuộc sống để vươn mình ra biển lớn. Châu tham gia các cuộc thi “ Nét vẽ Xanh” rồi đến hội thi “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” và hàng loạt cuộc thi khác và đều đạt giải. Và gần đây, trong cuộc thi “Chiến thắng nỗi đau”, Châu giành được giải khuyến khích.
Với Lê Minh Châu - hội họa là đam mê lớn nhất của bản thân
Với cùng với sự phát triển phòng tranh của mình, chàng họa sĩ đã miệt mài học thêm ngoại ngữ và đến nay Châu nói thông thạo hai ngoại ngữ : Tiếng Anh và Tiếng Nhật. Châu cho rằng “việc học ngoại ngữ giúp Châu có thể hiểu hết ý tưởng của các khách nước ngoài khi họ đặt hàng mình. Hiện nay, phòng tranh Châu đã có lượng khách hàng khá ổn đến từ các nước Anh, Pháp, Nhật…”
Khi nói về ý định tương lai, Châu tâm sự “ Châu muốn thực hiện một cuộc triển lãm về tranh của mình, và tiền từ cuộc triển lãm Châu sẽ dành tặng cho Ngôi nhà Hòa Bình, nơi đã cho Châu có cuộc sống như bây giờ như thay một lời cảm ơn”
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hà Nội tạm cấm tổ chức các sự kiện có tính chất thương mại ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - 19/12/2023 04:48
- VNG đạt giải thưởng ‘Doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xã hội sáng tạo nhất 2023’ - 17/04/2023 03:58
- Hồn dân tộc nồng nàn trong chiếc bánh - 31/01/2022 14:26
- Phát động chiến dịch truyền thông 'Tiêm vaccine - Vững niềm tin' - 08/10/2021 10:33
- Mốc Km số 0 đã rất gần - 07/10/2020 00:53
Các tin khác
- Xuân của niềm tin - 03/02/2016 00:53
- Hôm nay bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư khoá mới - 27/01/2016 05:32
- Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - 27/01/2016 05:21
- Người khuyết tật giúp ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống - 20/01/2016 08:13
- Phiên trù bị Đại hội XII diễn ra thành công - 20/01/2016 08:03