Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ năm, 21 Tháng 9 2017 10:15

Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 80 % NKT có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận. Thực hiện mục tiêu này, các chính sách hỗ trợ tiếp cận giao thông cho NKT đã được ban hành khá đầy đủ, tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hòa nhập cộng đồng của NKT.

Chính sách về giao thông tiếp cận với NKT

927De an 1019 anh 2

Giao thông tiếp cận đối với NKT được hiểu là hệ thống giao thông văn minh, lịch sự, an toàn, thuận lợi và đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của tất cả thành viên trong xã hội, gồm cả NKT, người cao tuổi, người khó khăn trong vận động của cơ thể. Theo Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT ngày 24/9/2012 về việc hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên NKT tham gia giao thông công cộng thì phương tiện giao thông tiếp cận dành cho NKT là các phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận để NKT tiếp cận, sử dụng.

Để hỗ trợ NKT tiếp cận giao thông, hoà nhập cộng đồng, trong những năm qua, đã có nhiều chính sách liên quan đến vấn đề này được ban hành và thực hiện. Theo quy định chung có Luật NKT, Nghị định 28/NĐ-CP, Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT. Trong từng lĩnh vực lại có những quy định riêng như trong lĩnh vực đường bộ có Luật giao thông đường bộ, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Quyết định 280/QĐ-TTg, Quyết định 13/2015/QĐ-TTg, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT; trong lĩnh vực đường sắt có Luật đường sắt, Nghị định số 14/2015/NĐ-CP; lĩnh vực đườngthủy nội địa có Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg, Thông tư số 59/2015/TT-BGTVT, Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT (đường biển chưa ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ); lĩnh vực hàng không có Luật hàng không dân dụng Việt Nam và Luật sửa đổi, Nghị định 147/2013/NĐ-CP, Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT, Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT.

Thực hiện các văn bản, chính sách trên, ngành giao thông vận tải đã triển khai thực hiện việc miễn giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông công cộng đối với NKT đặc biệt nặng và NKT nặng (xe buýt miễn giá vé, giá dịch vụ, máy bay giảm tối thiểu 15% giá vé, tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định giảm tối thiểu 25%). Một số hành vi vi phạm liên quan đến giao thông tiếp cận cho NKT đã bị xử lý hành chính. NKT được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé, được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách được yêu cầu phải có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho NKT, hỗ trợ NKT nặng, NKT đặc biệt nặng lên xuống phương tiện. Cũng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có trách nhiệm bố trí thiết bị công cụ và nhân viên để hỗ trợ NKT lên xuống phương tiện và phương án trợ giúp phải được thông báo ở những nơi dễ nhận biết. Các đơn vị kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng được khuyến khích tổ chức bộ phận, cổng thông tin để tiếp nhận, phản ánh, hướng dẫn, trả lời và trợ giúp NKT tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng. Đặc biệt, lần đầu tiên Bộ GTVT cho phép đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho NKT. Điểm mới này được quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2017.

Thực trạng và một số giải pháp hỗ trợ giao thông tiếp cận cho NKT

Có thể nói, với 8 Thông tư quy định về chính sách trợ giúp NKT ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không của Bộ Giao thông vận tải, cơ chế chính sách hỗ trợ NKT của ngành giao thông vận tải đã tương đối đầy đủ.

Tuy nhiên, vấn đề giao thông tiếp cận với NKT vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập như: cơ chế chính sách chủ yếu tập trung vào việc miễn giảm giá vé cho NKT và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải để trợ giúp NKT; thiếu chú trọng đến nội dung đào tạo, tập huấn kỹ năng cho đối tượng trực tiếp hỗ trợ NKT như nhân viên lái xe, nhân viên bán vé xe buýt, nhân viên tại các nhà ga, tiếp viên hàng không; chính sách miễn giảm giá vé khi tham gia giao thông công cộng chỉ áp dụng cho NKT đặc biệt nặng và NKT nặng; chưa có những quy định về thống kê số lượng NKT trong lĩnh vực giao thông để quản lý, giám sát và là cơ sở để đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp. Về quy định xử phạt, ngoài đường bộ, chưa có quy định về mức xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong các lĩnh vực khác (đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển). Bên cạnh đó, chưa có các cơ chế về thi đua khen thưởng, đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thành tích trong việc phát triển hệ thống giao thông tiếp cận; chưa có chính sách ưu đãi về lãi suất vay cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất thiết bị hỗ trợ NKT khi tham gia giao thông; chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông tiếp cận cho từng thành phố, tỉnh, nên khó có cơ sở để nhận biết, điều chỉnh và bố trí nguồn lực.

927De an 1019 anh 3

Để từng bước khắc phục tình trạng này, đảm bảo quyền được tiếp cận giao thông của NKT, theo Ts. Phạm Hoài Chung - Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải: Về cơ chế chính sách cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không (Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định 147/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa). Từ đó ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông tiếp cận cho các nhóm tỉnh, thành phố làm cơ sở đánh giá mức độ phục vụ giao thông tiếp cận.

Về kết cấu hạ tầng, cần sửa đổi, ban hành quy chuẩn cụ thể về điểm dừng, nhà ga, nhà chờ xe buýt đáp ứng yêu cầu về giao thông tiếp cận hỗ trợ người già, trẻ em và NKT. Rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống giao thông (bến xe, nhà ga, điểm trung chuyển, điểm đầu và cuối xe buýt) để có kế hoạch cải tạo, nâng cao châst lượng và phục vụ đa dạng đối tượng, trong đó có NKT. Bố trí vốn phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ giao thông tiếp cận trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển vận tải hành khách công cộng.

927De an 1019

Về phương tiện vận tải, cần ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các phương tiện chuyên dùng dành cho NKT. Sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phương tiện giao thông đảm bảo phù hợp với các đặc điểm sử dụng của NKT như: điều chỉnh bậc lên xuống với xe buýt (độ cao, độ rộng xe và cửa xe), rà soát các loại phương tiện đang lưu hành, hướng dẫn NKT các giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông và các điều kiện kỹ thuật phương tiện). Yêu cầu bắt buộc đối với một số tuyến buýt có số lượng NKT tham gia cao phải lắp đặt thiết bị hỗ trợ: thiết bị nâng hạ, loa phát thanh, bảng VMS thông tin trên xe.

Với sự nỗ lực của ngành giao thông vận tải, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành liên quan trong việc tiếp tục rà soát, đề xuất bổ sung, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ tiếp cận giao thông cho NKT một cách thiết thực sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hoà nhập của NKT, hướng tới hệ thống giao thông tiếp cận vì cộng đồng.

Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi