Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TPHCM vừa tổ chức buổi hội thảo “Hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho Người khuyết tật trên địa bàn TPHCM”.
Đào tạo đáp ứng đúng trọng tâm yêu cầu của thị trường lao động
Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn TP được quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này còn gặp nhiều khó khăn thách thức.
Phó Phòng Bảo trợ Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Lê Bá Hoàng cho biết, hiện trên địa bàn TP có gần 64.500 người khuyết tật, trong đó có gần 60.000 người đã xác định mức độ khuyết tật. TP luôn là nơi đi đầu trong thực hiện các chính sách xã hội, trong đó công tác chăm lo người khuyết tât luôn được TP chú trọng quan tâm. Bên cạnh thực hiện các chính sách của Nhà nước về trợ cấp xã hội chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, TP còn đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng người khuyết tật về vật chất, tinh thần và sức khỏe, coi việc trợ giúp người khuyết tật vừa là đạo lý, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi gia đình và cộng đồng xã hội.
Các trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP - thuộc Hội Bảo trợ Khuyệt tật và trẻ mồi côi TP), Trung tâm dạy nghề thuộc Hội người mù và Trung tâm Bảo trợ xã hội ngoài công lập tổ chức dạy nghề, tạo việc làm thông qua liên kết, hợp tác với các trường dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm cấp TP, quận, huyện. Trong năm 2022, đã tổ chức dạy nghề cho hơn 333 người; giới thiệu việc làm cho 435 người khuyết tật và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 72 lượt doanh nghiệp, tuyển 423 lao động người khuyết tật.
Trao đổi về việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Người Khuyết tật và Trẻ mồ côi TP Lê Thị Bích Loan cho rằng, các lớp đào tạo tại trung tâm hiện nay khá phù hợp với xu thế thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm đầu ra còn nhiều hạn chế về thẩm mỹ, cũng như công cụ hỗ trợ. Nếu đầu tư thêm về giáo trình, định hướng đào tạo, đẩy mạnh truyền thông, đặc biệt đầu tư gầy dựng lại xưởng thực hành, nhận các đơn hàng thực tế từ bên ngoài cho học viên trải nghiệm.
Cùng về nội dung này, ông Nguyễn Tuấn Khởi (Doanh nghiệp xã hội dự án cửa hàng Hy vọng) đề xuất, vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật, chương trình dạy nghề cho người khuyết tật cần được thiết kế gần gũi, phù hợp với thực tế và nhu cầu của thị trường lao động. Các chương trình đào tạo cần đáp ứng đúng trọng tâm yêu cầu của thị trường lao động, người khuyết tật sẽ có thể thích ứng tốt hơn trước môi trường nghề nghiệp ngày càng cạnh tranh và gặt hái thành công. Ngoài ra, việc xây dựng mạng lưới kết nối việc làm và hỗ trợ tài chính, khuyến khích doanh nghiệp tuyến dụng cũng vô cùng cần thiết. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các khoản tài trợ cho doanh nghiệp để tạo việc làm cho người khuyết tật, miễn thuế hoặc khuyến nghị chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật. Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ và kết nối giữa người khuyết tật, doanh nghiệp và các tổ chức phi Chính phủ có thể giúp tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật.
Cần sớm có sàn giao dịch các sản phẩm
Tại Hội thảo, một số ý kiến cho rằng, để có những giải pháp thực hiện việc hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật cần tăng cường vận động nguồn lực về con người và kinh phí cho công tác trợ giúp người khuyết tật; đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật. Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trợ giúp người khuyết tật. Ưu tiên lồng ghép các chương trình dự án, đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện công tác dạy nghề và tạo đầu ra về việc làm cho người khuyết tật.
Bà Võ Ngọc Liên, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hy vọng mong muốn có sàn giao dịch điện tử, có giới thiệu sản phẩm của người khuyết tật. Sản phẩm đưa lên sàn giao dịch phải có chất lượng tốt, không làm mất uy tín sản phẩm của người khuyết tật. Từ đó hỗ trợ việc làm cho người khuyết tât và những người khuyết tật cũng phải có trách nhiệm với xã hội.
Theo Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TPHCM Nguyễn Thị Bích Ngọc, để có thể hỗ trợ tốt cho nguời khuyết tật trong việc học nghề và việc làm, không chỉ có nguồn lực của nhà nước mà đòi hỏi phải xã hội hóa, vận động nguồn lực của nhà tài trợ, các ban ngành, doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là vấn đề cần thiết, lâu dài giúp người khuyết tật vươn lên làm chủ bản thân và hội nhập cộng đồng.
Tin mới
- Tỉnh Hội Kon Tum trao xe 50 đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Sa Thầy - 07/07/2023 09:58
- Tỉnh Hội Lạng Sơn tập huấn nâng cao kỹ năng làm việc với người khuyết tật, trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt - 07/07/2023 04:25
- Tỉnh Hội An Giang bàn giao nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật - 07/07/2023 03:02
- Tỉnh Hội Tây Ninh trao 435 triệu đồng hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật - 06/07/2023 02:12
- Tỉnh Hội Tiền Giang trao 500 phần quà cho hộ nghèo, người khuyết tật nặng huyện Tân Phước - 05/07/2023 06:58
Các tin khác
- Trung ương Hội trao 100 xe đạp và 30 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Ninh Bình - 22/06/2023 09:29
- Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh KonTum phối hợp cùng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện chương trình “Cùng em vượt khó” - 22/06/2023 03:32
- Tỉnh Hội Hậu Giang tổ chức khám, chữa bệnh và lắp tay, chân giả cho bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh - 20/06/2023 08:37
- Thành Hội Hải Phòng trao quà cho học sinh khuyết tật, mồ côi nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2023 - 20/06/2023 08:16
- Tỉnh Hội Trà Vinh hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em - 20/06/2023 03:35