Thứ bảy, 01 Tháng 8 2015 09:05

Theo đó, thanh niên nhà trai tổ chức giấu chú rể ở một nhà nào đó trong vùng để thanh niên nhà gái đi tìm. Nhờ có thần linh mách nước, nhà gái tìm được chú rể.

 

Cha mẹ đẻ phải lánh mặt trong ngày cưới của con

 

Theo tìm hiểu trên tờ Chuyện đời, Chăm H'Roi là một nhánh của dân tộc Chăm, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định với nhiều phong tục độc đáo, trong đó có tục cưới hỏi rất đặc biệt.

 

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, vì thế nên người con gái được phép bắt chồng. Người Chăm gọi đây là nghi thức cúng Pơ Sốp. Đây được xem là nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới.

 

HBT-CL1Cô dâu chú rể ra tiếp đãi quan khách... và cám ơn mọi người trong ngày cưới. 

 

Theo đó, thanh niên nhà trai tổ chức giấu chú rể ở một nhà nào đó trong vùng để thanh niên nhà gái đi tìm. Nhờ có thần linh mách nước, nhà gái tìm được chú rể.

 

Sau đó, người em vợ sẽ dắt tay chủ rể lên nhà sàn để làm lễ Pơ Sốp. Nghi thức này do những người mai mối nhà trai đảm nhiệm.

 

Sau đó, bên nhà trai phải dẫn đủ 9 người còn nhà gái dẫn đủ 7 người đến nhà sàn.

 

Khi đoàn nhà gái tới, nhà trai phải đứng chờ sẵn với những cồng chiêng, múa xoang dưới sân để chúc mừng lễ cưới.

 

Các cô gái nhà trai sẽ phải mời rượu nhà gái cho đến khi khách không muốn uống nữa mới thôi.

 

Đám cưới của người tộc này ngày xưa với bây giờ không có nhiều khác biệt. Hôn nhân ở dân tộc Chăm phải thông qua mai mối.

 

Trong ngày cưới, người đứng ra tổ chức hôn lễ cho con cái là cha mẹ đỡ đầu, còn cha mẹ đẻ phải đi trốn hoặc lánh mặt, không được xuất hiện trong các lễ đón rể và nhập phòng the.

 

Ông Lư Thái Thuổi (SN 1940), người có uy tín nhất trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, cho biết trên tờ Người đưa tin: "Người Chăm quan niệm đời người có 3 lần sinh. Cưới là lần sinh thứ 2, lần sinh này thuộc quyền của cha mẹ đỡ đầu.

 

Cha mẹ đỡ đầu là người chưa hề nửa đường đứt gánh, có tuổi tương đương với cha mẹ đẻ và phải hợp tuổi với cô dâu chú rể và biết về phong tục tập quán để có thể thực hiện vài nghi thức trong đám cưới.

 

Cha mẹ đỡ đầu thay cha mẹ đẻ thực hiện tất cả thủ tục đám cưới. Trong một năm, cha mẹ nuôi chỉ được làm chủ hôn đúng một lần vì theo phong tục của người Chăm cha mẹ mỗi năm chỉ đẻ được một người con".

 

Trong lễ cưới của người Chăm, lễ vật cưới hỏi mà nhà gái mang đến nhà trai khá nhiều. Không chỉ có bò, heo mà còn nhiều vật phẩm khác.

 

Bên cạnh đó, người Chăm vẫn giữ được tục lệ 3 đêm đầu tiên 2 vợ chồng mới cưới không được "động phòng hoa chúc" như nhiều dân tộc khác. Cho đến thời điểm này, tục lệ này vẫn được người Chăm lưu giữ.

 

HBT-CL1.1

Đám cưới của người Chăm.

 

3 đêm đầu không được động phòng

 

Điều kỳ lạ nhất trong tục cưới của dân tộc Chăm H'Roi là cô dâu và chú rể sẽ không được động phòng ngay trong đêm tân hôn mà phải về nhà gái theo đúng phong tục.

 

Cụ Rơ Mâm, một già làng chia sẻ về phong tục này trên báo Chuyện đời: "Đến khi mọi người về hết, cô dâu chú rể trở lại phòng và thực hiện các nghi lễ cuối cùng trước khi chính thức là vợ chồng.

 

Mọi vật trong phòng giữ nguyên, cô dâu chú rể phải ngồi đúng vị trí cũ của mình.

 

Trước đó, do đã được dặn dò nên họ biết phải làm gì và không được làm gì. Thế nên họ chỉ nằm bên nhau mà không được đi quá giới hạn.

 

Cứ như thế, sau 3 ngày họ mới chính thức trở thành vợ chồng".

 

Cũng theo cụ Mâm, đến ngày thứ 4, sau khi vượt qua tất cả các quy định, cô dâu chú rể sẽ được người mai mối đến làm lễ động phòng.

 

Lễ này cũng khá đặc biệt, mâm lễ gồm có 4 miếng trầu têm, 4 ly rượu. Sau khi khấn vái xong, người mai mối sẽ gỡ những bùa phép đã yểm trước đó ở gối, tóc cô dâu, vách tường.

 

Trước khi ra về, người mai mối sẽ dặn dò đôi vợ chồng trẻ những kiến thức trước khi động phòng, họ cũng không quên dặn những cách khắc phục sự cố để 2 vợ chồng thêm phần trọn vẹn trong ngày cưới.

 

Theo một số tài liệu, tục cấm 3 đêm đầu tiên không được động phòng có nguồn gốc từ Ấn Độ.

 

Ngày xưa người Ấn Độ rất đề cao sinh hoạt tình dục sau khi cưới và xem đây là một nét đẹp trong cưới xin còn đến tận ngày nay.

 

Còn theo lời kể của một số người Chăm lớn tuổi thì phong tục này xuất phát từ việc cha mẹ là người quyết định hôn nhân cho các con. Nhiều cặp đôi thậm chí còn chưa từng nói chuyện trước đó nên còn e ngại, ngượng ngùng.

 

Vì thế, thời gian 3 ngày là để họ quen biết và thân mật với nhau hơn.

 

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, nghỉ ngơi 3 ngày là để cô dâu chú rể phục hồi sức khỏe bởi lễ cưới của người Chăm có rất nhiều nghi thức khiến họ bị mệt mỏi, khoảng thời gian này sẽ giúp họ thư thái, tận hưởng đêm tân hôn.

Thao Phunutoday

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi