Chúng ta đã biết hiệu ứng trăng tròn tác động đến hành vi săn mồi của cá mập, nhưng đó có phải loài duy nhất chịu ảnh hưởng khi mặt trăng khuyết hoặc tròn? Mỗi năm một lần tại Great Barrier Reef nằm ngoài khơi bờ biển Queensland, đông bắc Úc sẽ diễn ra sự kiện sinh sản lớn nhất của san hô, và nó cũng chịu tác động của chu kỳ mặt trăng.
Sự kiện thiên nhiên này được xem là lễ hội tình dục thường niên ở Great Barrier Reef. Trong mùa lễ hội, san hô từ khắp các rạn san hô sẽ phóng thích tinh trùng và trứng xuống nước cùng một lúc, và thời điểm của sự kiện sẽ dựa vào chu kỳ trăng tròn.
“Sự kiện diễn ra sau trăng tròn của tháng 11. Vào ngày thứ 3 sau khi trăng tròn, san hô hươu (staghorn coral) bắt đầu sinh sản, nhưng mọi thứ trở nên điên rồ nhất 5 ngày sau trăng tròn. Thời điểm đó bạn sẽ bắt gặp loài san hô đĩa (plate coral) và nhiều loài khác cùng đẻ trứng trong nhiều ngày, thậm chí một tuần, nhưng chỉ vào ban đêm khi khả năng săn mồi thấp”, nhà sinh vật biển Richard Fitzpatrick từ Đại học James Cook ở Úc nói với The Huffington Post.
Khi sự kiện giao phối lớn nhất năm diễn ra, bạn sẽ thấy một cơn bão tuyến kỳ lạ dưới mặt nước, hàng nghìn hàng vạn san hô giải phóng giao tử vào đại dương. “Chúng ta dễ dàng cảm nhận được chúng khi ngón tay ta lướt qua mặt nước, những quả trứng ngay lập tức trồi lên”, nhiếp ảnh gia dưới nước Stuart Ireland nói với Australian Geographic.
Lý do những con san hô phối hợp đồng điệu như vậy là để gia tăng cơ hội tế bào sinh dục của chúng tìm ra nhau. Vì là loài bất động, san hô gặp khó khăn trong việc sinh sản. Chúng phải chuẩn bị các polyp nhỏ - những gói nhỏ chứa trứng hoặc tinh trùng - sau đó thả vào nước để tạo ra cơ hội sinh sản.
Nếu trứng và tinh trùng may mắn kết hợp với nhau, chúng có thể cùng di chuyển đến những khu vực cách rất xa rạn san hô mẹ. Đối với rạn san hô Great Barrier, vì kích thước khổng lồ của nó, lễ hội sinh sản đôi khi được chia thành hai giai đoạn. Thông thường, những rạn ở phía trung tâm sẽ bắt đầu đẻ trứng trong tháng 10 và tháng 11, những rạn xung quanh bắt đầu những tháng liền sau đó.
Dù khu vực nào tiến vào lễ hội sinh sản, nó luôn tuân theo quy luật trăng tròn. Tại sao san hô cảm nhận được khi nào trăng tròn để giao phối?
Theo một nghiên cứu từ năm 2007, sở dĩ san hô biết thời điểm trăng tròn là nhờ vào một gen lâu đời cho phép chúng cảm nhận lượng ánh trăng chiếu xuống mặt nước. "Đây là chìa khóa cho một trong những bí ẩn trung tâm của các rạn san hô. Con người luôn thắc mắc tại sao một loài không có cơ quan thị giác như san hô có thể nắm bắt chính xác thời điểm trăng tròn mỗi năm để giao phối”, Ove Hoegh-Guldberg từ Đại học Queensland, một người trong nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học giả định rạn san hô sắp xếp thời gian lễ hội tình dục hàng năm theo chu kỳ mặt trăng vì tác động của thủy triều. Nhưng khi điều tra sâu hơn, họ phát hiện thủy triều ở khắp nơi trong suốt thời gian sự kiện. Ở một số nơi thì cao nơi khác lại thấp, vì tính bất ổn nên san hô không lợi dụng thủy triều để tổ chức lễ hội.
Nhóm nghiên cứu chuyển hướng sang giả thuyết trăng tròn là thời điểm tốt nhất để san hô phát tín hiệu sinh sản đồng loạt. Mặt trăng tròn là đèn hiệu tốt và đơn giản nhất cho hoạt động sinh sản đồng bộ.
Tin mới
- Tết Trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục truyền thống Tết Trung thu - 09/09/2022 01:57
- Những hình ảnh vô giá về Tết Trung thu xưa - 08/09/2022 08:07
- Những đảo đặc biệt ở Hà Nội: Nơi có tháp biểu tượng, nơi có chùa cổ nhất Thủ đô - 13/06/2022 07:01
- Hoa sơn tra nở trắng rừng Sơn La - 11/03/2022 03:48
- Tinh thần của U23 Việt Nam truyền cảm hứng cho tất cả - 25/02/2022 05:14
Các tin khác
- 18 truyền thống mừng lễ Valentine ở các nước trên thế giới - 14/02/2022 03:12
- Ẩm thực Việt Nam được vinh danh tại khung giờ vàng của kênh truyền hình Pháp - 09/02/2022 07:20
- Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan - 06/12/2021 07:26
- Phát hiện mới về nguồn gốc các nền văn minh Trung Bộ châu Mỹ cổ đại - 02/11/2021 04:41
- Đà Nẵng đăng cai Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á 2022 - 13/10/2021 08:06