Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 162/2024/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Đầu tư hơn 122.000 tỷ cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Mục tiêu tổng quát nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam. Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, nhu cầu tập luyện, giải trí của Nhân dân, thu hẹp sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư, giới tính, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.
Huy động sự tham gia của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Huy động nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Xây dựng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến đáp ứng các thị trường nước ngoài. Phát huy tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng của văn hóa thông qua đầu tư để bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, trong đó Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ đóng vai trò quan trọng. Chú trọng hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.
Chương trình phấn đấu đến năm 2035 đạt 09 nhóm mục tiêu cụ thể:
(1) Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả;
(2) 100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện;
(3) Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và ít nhất 80% di tích quốc gia;
(4) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước;
(5) Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế;
(6) 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật;
(7) 100% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được tiếp cận, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn;
(8) Hằng năm, có từ 10 - 15 tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tầm quốc gia về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước;
(9) Hằng năm, có ít nhất 06 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.
Chương trình được thực hiện từ năm 2025 đến hết năm 2035 với tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2025 - 2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách trung ương 77.000 tỷ đồng chiếm 63%( bao gồm vốn đầu tư phát triển 50.000 tỷ đồng và vốn sự nghiệp: 27.000 tỷ đồng); Vốn ngân sách địa phương 30.250 tỷ đồng chiếm 24,6%; nguồn vốn khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng chiếm 12,4%.
Các tin khác
- Đỉnh Fansipan đẹp kỳ ảo trong những biển mây bồng bềnh - 19/11/2024 02:35
- Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 - 18/11/2024 08:29
- Vẻ đẹp sông Đà mùa nước nổi ở thị xã Mường Lay - 04/11/2024 04:28
- 42 phim Việt tham dự Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII - 24/10/2024 06:57
- Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu và Lễ hội ẩm thực du lịch 2024 - 17/10/2024 03:56