Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ hai, 29 Tháng 1 2024 11:08

Nhằm chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản (3/2/1930 – 3/2/2024), mừng xuân Giáp Thìn 2024, Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam phối hợp với cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội Xuân Giáp Thìn từ 26/1 đến 01/02/2024, với các hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá Tết. 

 
Khai mạc hội xuân Giáp Thìn 2024: Dấu ấn linh vật Rồng - Ảnh 5.

Tác phẩm tại triển lãm "Vũ điệu Bách Long"

Hội Xuân Giáp Thìn diễn ra với các nội dung phong phú đa dạng đậm sắc văn hoá Tết cổ truyền của dân tộc. Triển lãm Vũ điệu Bách Long của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên, triển lãm vẽ rồng trên mo cau của hoạ sĩ Hoàng Trúc, triển lãm tranh Rồng và Hoa của hoạ sĩ Nghiêm Diệp Anh, không gian trưng bày gốm Tinh hoa từ trời đất, cùng với Chợ Phiên di sản giới thiệu các sản phẩm địa phương,…

Khai mạc hội xuân Giáp Thìn 2024: Dấu ấn linh vật Rồng - Ảnh 1.

Triển lãm gốm "Tinh hoa từ đất" mang tới nhiều sản phẩm gốm độc đáo

Tại hội Xuân Giáp Thìn 2024, triển lãm Vũ điệu Bách Long của nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên, gồm 100 tác phẩm gốm phù điêu thể hiện 100 vũ điệu của Rồng chào đón năm Giáp Thìn 2024. Mỗi tác phẩm được thể hiện với các tư thế khác nhau của Rồng, nhằm truyền tải tính truyền thống, văn hoá, sức sống mãnh liệt của nhân dân Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá thể thao và du lịch cho biết: "Sự hoà quyện dáng vóc, màu sắc, đường nét của Rồng trong sản phẩm do nghệ nhân sáng tạo nên đã gắn kết con người với những văn hoá dân tộc, thiên nhiên. Nhằm hướng tới những khát vọng tốt đẹp, đồng thời cũng thể hiện sự uy trang, uyển chuyển của hình tượng Rồng".

Khai mạc hội xuân Giáp Thìn 2024: Dấu ấn linh vật Rồng - Ảnh 2.

Triển lãm vẽ Rồng trên chất liệu mo cau

Triển lãm thể hiện 3 nội dung chính gồm: rồng đắp phù điêu, "Rồng hoá" với các điệu thể hiện bố mùa xuân, hạ, thu, đông với bốn loài cây tùng, trúc, cúc, mai. Cuối cùng là điêu khắc rồng tạo nên sự gắn kết giữa con người văn hoá truyền thống và tín ngưỡng dân gian.

Khai mạc hội xuân Giáp Thìn 2024: Dấu ấn linh vật Rồng - Ảnh 3.

Tác phẩm "Long thần hộ pháp Di Đà tiếp độ" trong triển lãm

Bên cạnh đó là triển lãm vẽ rồng của hoạ sĩ Hoàng Trúc trên chất liệu mo cau của hoạ sĩ Hoàng Trúc được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục là bộ sưu tập tranh chủ đề "Hoá Rồng" nhiều nhất ở Việt Nam. Số lượng lên đến 2489 bức tranh, trong đó 2024 bức tranh vẽ Rồng; triển lãm tranh "Rồng và Hoa" của hoạ sĩ Nghiêm Diệp Anh vẽ Rồng truyền thống trong phong cách vẽ rồng hiện đại.

Khu trưng bày chủ đề Chợ phiên di sản giới thiệu không gian Trà Việt, trung bày các sản phẩm của địa phương gắn với phát triển du lịch di sản văn hoá. Tạo ra một không gian đậm đà tính dân tộc vùng miền.

Làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc), Giang Cao (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương) đã đem tới triển lãm Tinh hoa từ trời đất với các sản phẩm gốm các loại, đa dạng, phong phú.

Khai mạc hội xuân Giáp Thìn 2024: Dấu ấn linh vật Rồng - Ảnh 6.

Công ty cổ phần Vạn Thiên Y giới thiệu tới khách tham dự Hội Xuân các thiết kế, nghiên cứu, phỏng dựng lại từ đại triều phục với hình ảnh Rồng thêu trên long bào, mãng bao và bộ sưu tập "Vân long lưu vũ" hình tượng mỹ thuật cổ về Rồng thời Lý, Trần, Nguyễn.

 
 
 
 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi