Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Với mong muốn đưa các sản phẩm áo dài trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, chương trình nghệ thuật Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 đã được thiết kế, tổ chức vô cùng chỉn chu, hoàn hảo bởi màn trình diễn của những bộ áo dài mang xu hướng truyền thống và di sản.
Những bộ áo dài mang xu hướng truyền thống và di sản được trình diễn tại Lễ hội áo dài Hà Nội năm 2022.
Theo Ban Tổ chức, các tiết mục trình diễn áo dài, biểu diễn nghệ thuật với sự tham gia của các nghệ sĩ biểu diễn, đông đảo nhà thiết kế tài năng và sự có mặt của nhiều cơ sở dịch vụ lữ hành, nhà hàng cùng với du khách quốc tế đã thành công thu hút sự chú ý của khán giả, công chúng, báo hiệu một khởi đầu suôn sẻ, sẵn sàng cho chuỗi sự kiện tiếp theo.
Mở màn khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 là màn trình diễn các thiết kế ấn tượng của bộ sưu tập "Dấu Ấn Vàng Son" của nhà thiết kế trẻ Vũ Thảo Giang. Bộ sưu tập áo dài "Dấu Ấn Vàng Son" gây ấn tượng mạnh mẽ về thẩm mỹ tinh tế mang tính xu hướng trong khi làm nổi bật nét đẹp của áo dài truyền thống và di sản.
Chia sẻ với phóng viên, nhà thiết kế áo dài Vũ Thảo Giang cho hay, việc "Dấu Ấn Vàng Son" được lựa chọn là bộ sưu tập trình diễn mở màn không phải là điều bất ngờ. "Dấu Ấn Vàng Son" gắn với hoa văn hoạ tiết trong kiến trúc cung đình xưa "lắng hồn núi sông ngàn năm" mà bất cứ người Việt nào cũng tự hào. Xuyên suốt áo dài "Dấu ấn Vàng Son" không chỉ là những thiết kế thời trang, nghệ thuật mà còn là hiện hữu của niềm tự hào với lịch sử, văn hóa nghìn năm của đất nước.
Nhà thiết kế áo dài Vũ Thảo Giang với áo dài mang "Dấu ấn vàng son".
Tất cả các thiết kế đều sử dụng hình ảnh hoa văn, họa tiết tiêu biểu của các thiết kế áo dài - kết hợp giữa Rồng, Phượng, Hoa sen, lá Bồ đề, gốm sứ,… để gợi nhớ nguồn gốc, dòng dõi "con Rồng cháu Tiên" cùng với hàng ngàn năm các triều đại lịch sử, văn hóa Việt như Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn.
Không chỉ vậy, những chiếc áo dài này cũng đã thể hiện xuất sắc những họa tiết, hình ảnh được tạo cảm hứng từ di vật khảo cổ Cung đình Huế và Hoàng Thành Thăng Long mang nét cổ xưa, huyền bí, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, phần trình diễn áo dài của các doanh nghiệp du lịch, hàng không, khách sạn và du khách quốc tế cũng đã trở thành điểm nhấn nổi bật của toàn bộ chương trình nghệ thuật. Có thể nói, áo dài đã không chỉ là một di sản văn hóa, tinh thần mà đã "biến hình" thành "đại sứ du lịch" của Thủ đô Hà Nội, của đất nước, con người Việt Nam.
Thông qua việc tổ chức sự kiện Lễ hội Áo dài Du lịch năm 2022, Ban Tổ chức mong muốn thúc đẩy hoạt động du lịch tại thủ đô Hà Nội nói riêng và du lịch toàn quốc nói chung, thu hút khách du lịch quay lại sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch; thúc đẩy các ngành và lĩnh vực liên quan đến du lịch, văn hóa cùng phát triển; bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống cũng như tạo cơ hội quảng bá, giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang áo dài.
Áo dài sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn liền với văn hóa truyền thống, di sản, đất nước và con người Việt Nam.
Áo dài sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn liền với văn hóa truyền thống, di sản, đất nước và con người Việt Nam.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- SEA Games 32: Thể thao Việt Nam phấn đấu giành từ 100 HCV - 08/02/2023 06:44
- Tín hiệu vui từ 'bảo vật' - 06/02/2023 04:15
- Độc đáo lễ hội cầu ngư truyền thống tại Huế - 02/02/2023 09:09
- Tháng đầu năm 2023: Cả nước đón hơn 871.000 lượt khách quốc tế - 01/02/2023 00:07
- Gốm Bàu Trúc vươn ra ánh sáng - 31/01/2023 10:21
Các tin khác
- 15 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh - 30/11/2022 08:47
- World Cup 2022: Một vài con số thống kê lượt trận thứ 2 - 29/11/2022 06:24
- Đưa hát Xẩm đến gần hơn với thế hệ trẻ - 24/11/2022 09:10
- Caravan du lịch An Giang: Lan tỏa sắc màu vùng biên - 30/10/2022 02:43
- Hà Nội xây dựng hai phương án bắn pháo hoa dịp Tết - 27/10/2022 04:26