Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục dứt điểm những tồn tại, hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu với Cục Nghệ thuật biểu diễn; Cục Di sản văn hóa; Cục Văn hóa cơ sở; Cục Điện ảnh; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
Cụ thể Cục NTBD tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và các quy định pháp luật có liên quan, chú trọng việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp theo quy định của pháp luật trong chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu.
Tăng cường kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu diễn ra nhiều vòng ở nhiều địa phương và ở những địa phương có nhiều cuộc thi; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức hoạt động chuyên môn; thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời triển khai giải pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn… đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu trên không gian mạng có vi phạm.
Đối với các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các cuộc thi người đẹp, người mẫu trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp trong quản lý đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu có quy mô lớn, có yếu tố nước ngoài, liên quan đến công tác dân tộc, bình đẳng giới, trẻ em, được tổ chức nhiều vòng ở nhiều địa phương; thẩm định chặt chẽ hồ sơ (trong đó rà soát kỹ Đề án bảo đảm tính thống nhất, phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc, văn hóa truyền thống, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện thực tiễn của địa phương) trước khi tham mưu chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu; tăng cường kiểm tra, theo dõi sau khi cấp văn bản chấp thuận, kiên quyết dừng cuộc thi người đẹp, người mẫu, chỉ đạo việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi trong trường hợp có vi phạm pháp luật.
Mai Phương, Bảo Ngọc và Phương Nhi đoạt giải cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022. Ảnh mang tính chất minh hoạ.
Về phía Cục Di sản văn hóa, tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết, kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
Thẩm định chặt chẽ hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền, phát huy vai trò của Hội đồng di sản quốc gia, Hội đồng khoa học về bảo tồn di tích, Hội đồng thẩm định hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể; tham mưu kiện toàn thành phần tham gia của các Hội đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động;
Tăng cường hướng dẫn các địa phương về chuyên môn để thực hiện hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa và tu bổ di tích, xây dựng và triển khai các đề án bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Cục Văn hóa cơ sở: Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện trách nhiệm quản lý, tổ chức lễ hội theo phân cấp; chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí...
Cục Điện ảnh: Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Điện ảnh và các văn bản quy định chi tiết, trong đó đặc biệt chú ý các quy định về thẩm quyền cấp phép phân loại phim và tiêu chí phân loại phim, về trách nhiệm của các tổ chức khi tham gia phổ biến phim trên không gian mạng.
Triển khai ngay các biện pháp để quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng như: xây dựng phương án tổ chức nhân lực, phương tiện kỹ thuật để kiểm tra nội dung phim, phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức các biện pháp kiểm soát hoạt động phổ biến phim, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim.
Tăng cường hướng dẫn các địa phương về chuyên môn trong các hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh theo quy định của pháp luật.
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Tăng cường hướng dẫn về quản lý chuyên môn mỹ thuật đối với xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng bảo đảm chất lượng thẩm mỹ, nội dung tư tưởng; chú trọng công tác thẩm định cấp phép các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nâng cao vai trò của hội đồng nghệ thuật, thực hiện đúng quy trình, quy định; tăng cường hậu kiểm, nhất là với các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh có nội dung nhạy cảm, phức tạp.
Tin mới
- Chiêm ngưỡng tác phẩm thắng giải cuộc thi ảnh toàn cảnh lớn nhất thế giới Pano 2022 - 10/10/2022 02:43
- Diễn đàn du lịch Mekong 2022 diễn ra tại Hội An - 08/10/2022 06:38
- Du lịch Quảng Ninh: những con đường ngắn lại, trải nghiệm được nối dài - 04/10/2022 13:17
- "Ấn tượng miền Tây" tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam - 30/09/2022 02:47
- Quảng bá văn hóa qua Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2022 - 27/09/2022 22:37
Các tin khác
- 10 điểm đến tuyệt vời không thể bỏ qua khi tới Việt Nam trên báo du lịch Mỹ - 27/09/2022 00:15
- UNESCO vinh danh Nghệ thuật Xòe Thái là di sản nhân loại - 26/09/2022 03:19
- Phát huy giá trị di sản và tính đại diện của Xòe Thái - 21/09/2022 05:02
- Điệu Xòe như cơm ăn, nước uống - 21/09/2022 00:47
- Giới thiệu vở múa đương đại “La Traviata” của Italia tới khán giả Việt Nam - 19/09/2022 09:11