Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ hai, 28 Tháng 2 2022 17:21

Cầu Long Biên, cây cầu huyết mạch đầu tiên nối đôi bờ sông Hồng, là một chứng nhân lịch sử chứng kiến vô vàn đổi thay, bao biến cố thăng trầm của Hà Nội.

 

Cau Long Bien 120 nam tuoi: Gach noi giua qua khu va hien tai hinh anh 1

120 năm đã trôi qua (2/1902-2/2022), nhưng cầu Long Biên vẫn là một hình ảnh quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ và trở thành biểu tượng văn hóa, lịch sử của Hà Nội.

 

Cầu Long Biên, cầu Long Biên biểu tượng văn hóa, Long Biên, Hà Nội, sông Hồng, cầu Long Biên Hà Nội, lịch sử cầu Long Biên, cầu Long Biên huyết mạch
Lịch sử cầu Long Biên qua 120 năm 

Cho đến nay, Hà Nội chưa có công trình nào ghi dấu sâu đậm như cầu Long Biên. Cầu Long Biên là công của người nước ngoài xây dựng nhưng có sự đóng góp rất nhiều công sức của người Việt Nam; đặc biệt nó đã được Hà Nội hóa, trở thành một biểu tượng, chứng nhân của lịch sử, hết sức thân thiết với người Việt, nhẫn nại, kiên trì, gánh vác... Nó đã trở thành một bộ phận hữu cơ, một thứ tài sản vô giá của Hà Nội.

120 năm trước, vào ngày 13/9/1889, toàn quyền Đông Dương đã làm lễ khởi công một cây cầu vắt ngang dòng sông Mẹ. Vị trí được chọn để xây cầu đúng ngay vị trí mà chiếc tàu của Pháp nổ súng bắn vào Ô Quan Chưởng và Cửa Bắc trước đó.

Cầu Long Biên được thiết kế theo kiểu có rầm chìa mà công ty Daydé & Pillé áp dụng lần đầu tiên cho cây cầu ở Tobiac (Paris) trên tuyến đường sắt Paris-Orleans của nước Pháp. Cầu có chiều dài là 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá.

Giữa cầu có đường ray đơn dành cho tàu hỏa. Hai bên cầu có đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Với cấu trúc như vậy, cầu Long Biên đã trở thành một trong bốn cây cầu thép lớn nhất thế giới thời đó và là cây cầu có độ dài thứ hai trên thế giới (sau cầu Brooklyn của nước Mỹ).

Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu chính thức được khánh thành và được đặt tên là Paul Doumer. Sau ngày Hà Nội giải phóng, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Cầu Long Biên đẹp ở kiểu dáng, độc đáo ở thiết kế và chất liệu xây dựng.

Cầu Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên ở Việt Nam và trong quá trình xây dựng có sự đóng góp rất nhiều công sức của lao động Việt Nam. Từ việc xây cầu đã hình thành đội ngũ công nhân Việt Nam tham gia cùng với nhân dân Hà Nội. Hàng vạn tấn vôi chở từ Huế ra, 30.000m3 đá và hàng nghìn khối gỗ lim chở từ Thanh Hóa ra, hàng nghìn tấn ximăng chở từ Hải Phòng lên để xây dựng cầu.

Hàng vạn đinh tán trên cầu là do người Việt Nam tán, mố cầu xây cách mặt nước hơn 30m cũng do người Việt Nam lặn xuống bên dưới xây rất vất vả.

Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, là một di sản kiến trúc hiện đại khi đó nhưng cầu Long Biên lại mang đậm bản sắc dân tộc, vì người Pháp đã đưa biểu tượng cây cầu có hình dáng giống con rồng bay qua sông Hồng, hình ảnh ấy gắn liền với biểu tượng văn hóa Hà Nội.

Cầu Long Biên được thực dân Pháp xây dựng với ý đồ khai thác thuộc địa lần thứ nhất và phục vụ việc đàn áp các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của người dân. Chính vì vậy mà cây cầu đã được xây dựng bằng rất nhiều xương máu của người Việt Nam.

Và ngày hôm nay, cây cầu còn đứng vững cũng là nhờ vào công sức bảo vệ, giữ gìn của những người Việt Nam yêu nước. Cầu Long Biên đã cùng người dân thủ đô kiên cường, vững vàng trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Cầu Long biên là chứng nhân của lịch sử và bản thân Long Biên cũng lại trở thành lịch sử.

Từ Long Biên để có những ngày tháng Tám long trời chuyển đất và Hà Nội trở thành thủ đô thương yêu của cả nước. Từ Long Biên để có những đoàn quân chiến thắng rầm rập tiến về Giải phóng Thủ đô.

Những ngày mùa Thu năm 1954, cầu Long Biên đã chứng kiến những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội và cũng từ cầu Long Biên, những khẩu pháo ngạo nghễ cùng sông nước quật cổ lũ giặc trời, cùng cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại đi tới một “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.

Nhưng cũng trong những năm tháng khói lửa ấy, cầu Long Biên đã bị ném bom 14 lần, đã có 9 nhịp cầu bị đánh gục và 4 trụ bị hư hỏng nặng, nhưng cầu gẫy lại được nối, cầu hỏng lại được sửa ngay để đảm bảo huyết mạch lưu thông.

Hơn 1,8km đường cầu dường như chưa bao giờ bị gián đoạn giao thông, cầu chưa bao giờ ngừng hoạt động, để rồi từng chuyến hàng trọng yếu vẫn theo con đường này vào chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt.

Gạch nối giữa quá khứ và hiện tại của Thủ đô

Hà Nội của hôm nay hối hả trong dòng chảy của thời đại mới và đã có thêm nhiều cây cầu hiện đại, bề thế, như Thăng Long, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân. Vai trò huyết mạch giao thông đã không còn, cầu Long Biên giờ chỉ dành cho người đi xe đạp, xe máy và những đoàn tàu, nhưng cây cầu vẫn không mất đi vị trí vốn có của nó trong lòng người Hà Nội. Mỗi sáng, từng đoàn xe chở rau xanh, cây cảnh... vào nội thành, công nhân viên chức đến cơ quan, nhà máy, các bạn học sinh, sinh viên đến trường...

Cứ như vậy, hiền lành và chở che, hơn một thế kỷ vẫn trung thành nối nhịp sống đôi bờ, cầu Long Biên vẫn góp sức vào cuộc sống của người dân Hà Nội hôm nay.

Cho tới giờ, cầu Long Biên vẫn là cây cầu đẹp nhất Hà Nội. Cầu Long Biên vẫn đắc địa về mặt giao thông, địa hình và cảnh quan đô thị. Long Biên có nhiều điểm nhìn đẹp từ hai đầu cầu, từ bờ sông, ngay cả trên cầu và dưới sông Hồng.

Ở mỗi góc nhìn, mỗi thời điểm người ta có một cảm nhận khác nhau, cảm xúc khác nhau. Từ bãi giữa sông Hồng, từ phía Chương Dương nhìn cầu Long Biên thật mảnh mai với những thanh giằng rất dài. Nhưng ở dưới chân cầu, hay đi trên cầu lại thấy sự đồ sộ hùng vĩ với hệ kết cấu thếp tầng tầng lớp lớp.

Với nhiều người dân thủ đô đang sống tại Hà Nội hay nước ngoài, cầu Long Biên là một hình ảnh không thể phai nhạt. Có lẽ vì thế mà một họa sỹ Việt kiều Pháp đã đầu tư để thiết kế một festival hoành tráng về cầu Long Biên, đó là Festival “Ký ức cầu Long Biên” được tổ chức vào tháng 10/2009.

Người Hà Nội vẫn nhắc tới sự gắn bó với cầu Long Biên trong từng câu nói và ánh mắt nhìn. 120 năm đã trôi qua, những giá trị của quá khứ như vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu. Đất nước thay đổi, thủ đô thay đổi nhưng giá trị biểu tượng của cầu Long Biên vẫn mãi trường tồn./.

 

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi