Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Hơn 320 hình ảnh, 123 tài liệu, hiện vật quý được thể hiện qua 6 chuyên đề theo dòng chảy của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại được trưng bày tại Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp diễn ra.
Chiều 16/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Đến dự khai mạc Triển lãm có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lâm Thị Phương Thanh, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng; cùng đại diện các bộ, ban, ngành của Trung ương và thành phố Hà Nội; đại diện Hội Văn học nghệ thuật…
Phát biểu khai mạc Triển lãm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước và cách đây 75 năm về trước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất Bác Hồ khẳng định “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, nhân kỷ niệm 75 năm tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946-24/11/2021) và để triển khai quán triệt việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về lĩnh vực văn hóa, trong thời gian qua, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo tổ chức Hội nghị đã chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động trước, trong và sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Trong đó, xác định Triển lãm văn hóa nghệ thuật là một trong những nội dung tập trung ưu tiên thực hiện nhằm quảng bá những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; trách nhiệm bảo vệ, phát huy, giữ văn hóa của dân tộc Việt Nam. Triển lãm với chủ đề “Văn hóa hóa soi đường quốc dân di” được tổ chức với sự chuẩn bị công phu, chu đáo, quy tụ 320 tác phẩm tiêu biểu, 123 tài liệu, hiện vật quý hiếm được thể hiện qua 6 chuyên đề theo dòng chảy của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Các đại biểu tham quan Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. |
Cụ thể, chuyên đề thứ nhất: “Văn hóa Việt Nam trước năm 1930” giới thiệu khái quát lịch sử văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đó, bồi đắp nên những giá trị văn hóa lưu truyền qua nhiều thế hệ, được giữ gìn và phát huy, tạo dựng nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Chuyên đề thứ hai là “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam” khắc họa những tư tưởng của Bác về văn hóa. Triển lãm lựa chọn, trưng bày những hình ảnh, hiện vật, tài liệu, thư, bản thảo, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật, với các văn nghệ sỹ, nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam.
Triển lãm quy tụ 320 tác phẩm tiêu biểu, 123 tài liệu, hiện vật quý hiếm được thể hiện qua 6 chuyên đề theo dòng chảy của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. |
Chuyên đề thứ ba là “Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự nghiệp phát triển văn hóa” tập trung giới thiệu các văn bản, nghị quyết của Đảng về văn hóa qua các kỳ Đại hội Đảng. Chuyên đề này cũng giới thiệu một số hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội qua các thời kỳ thăm và làm việc với các đơn vị, tỉnh, thành phố về lĩnh vực văn hóa.
Chuyên đề thứ tư là “Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước” chia làm 3 giai đoạn: Vai trò của văn hóa trong giai đoạn 1930-1945; vai trò của văn hóa trong giai đoạn 1945-1954; vai trò của văn hóa trong giai đoạn 1954-1975.
Chuyền đề thứ năm là “Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước” chia thành 3 phần: Văn hóa trong nước; văn hóa đối ngoại; các di sản, khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất toàn cầu được UNESCO ghi danh và các di sản, danh thắng tiêu biểu của các vùng, miền trong cả nước.
Chuyên đề thứ sáu là “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc”. Phần nội dung này trưng bày ảnh, tư liệu và số liệu về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong những năm vừa qua.
Triển lãm diễn ra từ ngày 16/11-27/11/2021 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2, phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và ngày 24/11/2021 tại tầng một Nhà Quốc hội, số 1 đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội. Triển lãm cũng được tổ chức online trên website: http://trienlamvhnt.vn từ ngày 16/11-31/12/2021.
Tin mới
- Quảng Ngãi: Phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn - 26/11/2021 02:42
- Phát huy nội lực quốc gia bằng 'sức mạnh mềm văn hóa' - 25/11/2021 03:01
- Cuộc thi ảnh, video clip chủ đề “Hà Nội mát xanh” - 22/11/2021 04:20
- Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cho muôn đời sau - 21/11/2021 03:13
- Hoa cho ngày nhà giáo - 18/11/2021 07:01
Các tin khác
- Thừa Thiên Huế điều chỉnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch để phòng chống dịch - 08/11/2021 06:58
- Liên hoan phim trực tuyến Nhật Bản 2021 - 08/11/2021 04:45
- Hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam - 05/11/2021 23:54
- Nhân rộng mô hình phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới - 31/10/2021 12:25
- Việt Nam - điểm đến an toàn và hấp dẫn - 27/10/2021 06:25