Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Với một thành phố giàu yếu tố văn hoá lịch sử như Hà Nội, việc kết hợp triển khai các dự án nghệ thuật công cộng để đánh thức sự tự hào và tiềm năng của thành phố, cộng đồng cư dân là hướng đi cần thiết. Thế nhưng số phận của mỗi công trình này lại đang không hề giống nhau.
Dự án nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng
Ra mắt vào dịp đầu xuân năm 2018, phố bích họa Phùng Hưng thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm là 1 địa điểm văn hóa khá nổi tiếng tại thủ đô. Các tác phẩm ở đây nhận được nhiều sự quan tâm người dân cũng như du khách tham quan. Mỗi dịp lễ, tết hay các sự kiện văn hóa đáng chú ý con phố này như được khoác lên màu áo mới với những bức vẽ đầy màu sắc. Đáng nói hơn khi các tác phẩm ở đây vẫn luôn giữ được vẻ nguyên trạng và chưa cho thấy dấu hiệu của sự xuống cấp. Ở thời điểm hiện tại, có thể coi đây là 1 trong những công trình nghệ thuật công cộng tiêu biểu nhất của thành phố Hà Nội
1 góc chụp ảnh nổi tiếng tại phố bích họa Phùng Hưng
Nhưng liệu các công trình nghệ thuật khác có được như vậy ?
Con đường gốm sứ có thể coi là 1 trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những công trình nghệ thuật quan trọng nằm trong chương trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Công trình không chỉ là tâm huyết của rất nhiều người, mà còn thể hiện tình yêu, sự tự hào về văn hóa, lịch sử đối với mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến. Thế nhưng suốt nhiều năm nay công trình này luôn ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Đoạn tường gốm trên phố Hồng Hà rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh những mảng tường gốm bị hư hại nặng nề, đổ vỡ rất nhiều chỗ, nhiều bức tranh gốm sứ cũng vì đó không còn được trọn vẹn. Dù đã trải qua 2 lần đại tu vào những năm 2015 và 2017 nhưng hiện trạng của công trình này thực sự đang xuống cấp trầm trọng.
Việc xuất hiện nhiều mảng gốm bị bong tróc, nứt nẻ, đen xì có thể lý giải là do việc đốt rác thải sát đoạn đường gốm vào ban đêm. Nhiệt độ từ những chiếc lốp cao su và rác bị đốt tạo những vệt khói đen, lớp gốm thì bị bong tróc, nứt toác do chịu tác động của nhiệt độ cao. Không chỉ có thế, nhiều chỗ của con đường còn là nơi tập trung thu gom rác, nhiều người dân còn vô ý thức vứt những rác thải sinh hoạt ra ngay trước những bức gốm. Điều này mang lại những hình ảnh hết sức phản cảm tại công trình được coi là biểu tượng của thành phố. Hiện trạng nhếch nhác này không chỉ cho thấy sự xuống cấp đáng tiếc của công trình mà còn báo động về cung cách quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm, ứng xử văn hóa của xã hội với một tác phẩm nghệ thuật công cộng ít nhiều đã tạo dấu ấn với người dân và du khách khi đến Hà Nội.
Công trình biểu tượng của Thủ đô trở thành nơi tập trung rác thải
Rất nhiều tác phẩm đang cho thấy dấu hiệu của sự xuống cấp
Tháng 2/2020, dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân đã chính thức được hoàn thành. Được thực hiện tại ven bờ vở sông Hồng với chiều dài khoảng 250m thuộc khu dân cư số 1 và 2 phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. 16 tác phẩm là thành quả của 16 nghệ sỹ trong và ngoài nước là nơi tương tác trực tiếp với ký ức lịch sử của khu vực bãi sông Hồng cũng như của cộng đồng cư dân nơi đây. Đáng chú ý, tất cả các tác phẩm trong dự án đều sử dụng các vật liệu tái chế. Có thể nói rằng dự án đã tô điểm cho bức tường ven sông và thổi 1 luồng sinh khí nghệ thuật vào con ngõ này.
Tác phẩm gần như đã biến dạng so với ban đầu
Thế nhưng rồi công trình này cũng thể thoát khỏi cảnh “cha chung không ai khóc”. Sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, những tác phẩm ở đây đã dần cho thấy dấu hiệu của sự xuống cấp. Những mảng tường bong tróc, màu sơn đã dần trở nên nhạt nhòa. Nếu như không để mắt đến các biển chỉ dẫn, người ta có lẽ cũng không hiểu tác phẩm đang muốn truyền tải điều gì. Từ chỗ được đặt nhiều kỳ vọng để có thể thay đổi diện mạo tại khu bãi rác Phúc Tân, dự án đang dần đi vào quên lãng và đánh mất đi giá trị nghệ thuật bởi vì chưa được quan tâm và bảo vệ đúng mức. Đúng như cái tên gọi “Công trình nghệ thuật công cộng”, người ta có thể chọn cách bảo vệ trân trọng hoặc có thể là vô tâm phá hoại bởi những tác phẩm đó không thuộc riêng ai. Dù không thể phủ nhận giá trị của các công trình nhưng cho đến nay, bài toán về việc tìm chỗ đứng cho các những tác phẩm vẫn chưa thể nào có lời giải đáp.
Quang Huy
Tin mới
- Đường hoa “Home HaNoi Xuan 2021” với chủ để “Tìm lại nguyên bản Tết Việt” - 28/01/2021 12:12
- Thập niên mới của phố đi bộ - 28/01/2021 03:00
- Hội xuân chào mừng Tết nguyên đán Tân Sửu - 26/01/2021 07:42
- Đặc sắc các chương trình văn hóa, thể thao mừng Đảng, mừng Xuân - 26/01/2021 07:40
- Nét đẹp Tết Việt qua ghi chép của học giả Việt – Pháp - 20/01/2021 03:50
Các tin khác
- Đào, quất vào vụ Tết - 18/01/2021 07:08
- Nhiều địa phương chú trọng phát triển du lịch cộng đồng - 18/01/2021 06:59
- Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Đại hội Đảng - 15/01/2021 01:59
- Công bố Quy hoạch Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An - 13/01/2021 11:40
- Bộ đôi nghệ nhân ẩm thực 'Hoài niệm mứt Tết' - 13/01/2021 08:20