Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ sáu, 07 Tháng 8 2020 18:19

Viện Bảo tồn di tích - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức khai mạc triển lãm kiến trúc làng Việt truyền thống và giới thiệu cuốn sách "Kiến trúc làng cổ Việt Nam tập 1".

 

Bản vẽ chi tiết, kiến trúc một số ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà

 

Tại triển lãm, Viện Bảo tồn di tích giới thiệu 6 ngôi làng cổ tiêu biểu ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam gồm: Cự Đà, Thổ Hà, An Truyền, Phước Tích, Nôm, Hành Thiện.

 

Các làng cổ là đối tượng trưng bày tại triển lãm đã được Viện Bảo tồn di tích tiến hành khảo cứu, điều tra liên tục trong nhiều năm và giới thiệu kèm các thông tin về lịch sử, văn hóa, quỹ di sản kiến trúc hiện còn... cũng như bản vẽ chi tiết các công trình kiến trúc cổ tiêu biểu và các ảnh chụp sinh động.

 

Khi xem triển lãm, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về sự ra đời của các ngôi làng cổ của Việt Nam thông qua các bản vẽ chi tiết, dữ liệu điều tra về kiến trúc của các ngôi làng...

 

Ở Việt Nam hiện có 4 làng cổ được công nhận là di tích Quốc gia: Phước Tích (Thừa Thiên - Huế); Đường Lâm (Hà Nội); Lộc Yên (Quảng Nam); Đông Hòa Hiệp (Cái Bè - Tiền Giang). Các ngôi làng đều chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Trong bối cảnh phát triển như hiện nay, việc nghiên cứu về các ngôi làng cổ nhằm kế thừa, phát huy và giữ gìn nét đẹp truyền thống của thế hệ trước là rất cần thiết.

 

Trong khuôn khổ triển lãm, ấn phẩm Kiến trúc làng cổ Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích - tập 1 (viết về 6 làng cổ nói trên) đã chính thức ra mắt. Những làng cổ được giới thiệu trong cuốn sách này không chỉ là chủ nhân của những di sản kiến trúc, thậm chí những di tích độc hiếm cần được giữ lại, mà chúng còn là những thiết chế cộng cư chuyển động trong dòng chảy của thời đại, của hiện đại hóa.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi