Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Với sự kết hợp của 4 loại hình nghệ thuật dân tộc đặc biệt: Cải lương, Chèo, hát Xẩm và ca Huế, “Ngàn năm mây trắng” là vở kịch hát đầu tiên có sự kết hợp của nhiều loại hình âm nhạc và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
“Ngàn năm mây trắng” lấy cảm hứng từ hình ảnh hòn vọng phu tại vùng đất biên ải Lạng Sơn. |
“Ngàn năm mây trắng” có kịch bản văn học của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; Chuyển thể kịch hát: NS Hoàng Song Việt và NSƯT Thanh Ngoan. Vở diễn có cùng lúc hai đạo diễn đó là Đạo diễn - NSƯT Thanh Ngoan phụ trách phần Chèo, Xẩm, hát Văn Huế; Đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên phụ trách phần Cải lương.
Với thời lượng 90 phút, “Ngàn năm mây trắng” có sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ, nhạc công của Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam cùng một số nghệ sỹ, diễn viên và Dàn nhạc dân tộc Nhà hát VOV.
“Ngàn năm mây trắng” lấy cảm hứng từ hình ảnh hòn vọng phu tại vùng đất biên ải Lạng Sơn, kể câu chuyện về nàng Tô Thị bồng con đi tìm chồng là Trần Khôi. Dù Trương Lỗ - người anh em kết nghĩa của Trần Khôi khẳng định chàng đã ra đi nơi chiến trận nhưng Tô Thị luôn tin rằng chồng mình còn sống. Nàng cùng Trương Lỗ đi khắp nơi hỏi thăm tung tích của chồng.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, tác giả kịch bản văn học của "Ngàn năm mây trắng" chia sẻ rằng, ông muốn viết một câu chuyện về nàng Tô Thị khác với câu chuyện cổ tích mà mọi người vẫn thường nghe. Không chỉ đơn thuần là câu chuyện về người phụ nữ mong ngóng người chồng, thực chất là anh trai ruột của mình đến hóa đá.
Đối với một dân tộc Việt Nam trải qua nghìn năm binh lửa, đã có vô vàn “hòn vọng phu”: Người vợ chờ chồng nơi chiến trận trở về, chờ chồng đi biển nhưng bặt vô âm tín, chờ chồng đi làm ăn buôn bán phương xa, chờ chồng đi sứ, đi ra nước ngoài hay một số lý do, hoàn cảnh nào đó…
Trong đó, sự tích (hay truyền thuyết) chờ chồng nơi chiến trận, nỗi niềm chinh phụ - chinh phu vẫn tiêu biểu và điển hình hơn cả. Và sự tích về nàng Tô Thị muôn đời lay động lòng người.
Thông qua cách kể chuyện mới mẻ về nàng Tô Thị, "Ngàn năm mây trắng” ca ngợi những chiến binh dũng cảm đã không tiếc máu xương bảo vệ giang sơn của Tổ quốc và ca ngợi tấm lòng thủy chung, hiền hậu, đảm đang, nhân ái của người phụ nữ Việt Nam.
Khi xem "Ngàn năm mây trắng" khán giả trong nước và quốc tế sẽ có trải nghiệm thú vị khi cùng lúc được thưởng thức nhiều loại hình âm nhạc và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Theo Đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên, yếu tố chính trong vở diễn này là nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong nghệ thuật cải lương đã có 50% là hiện thực. Và từ hiện thực đó, theo chân nàng Tô Thị đi tìm chồng đã bắt gặp những không gian không hiện thực. Những không gian mang nhiều tính kể chuyện tự sự được tái hiện bằng nghệ thuật Chèo, hát Xẩm, ca Huế...
"Chính vì thế mà mỗi loại hình sân khấu trong vở diễn được giữ nguyên nguyên tác mà không bị hòa trộn, bị nhòe vào nhau hoặc làm ảnh hưởng đến nhau. Chúng tôi đã cố gắng để cho mỗi không gian của mỗi loại hình được bảo toàn để hoà nhập nhưng không hòa tan", Đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên chia sẻ.
Ngoài diễn xuất của dàn diễn viên các nhà hát, "Ngàn năm mây trắng" được đầu tư về phần thiết kế mỹ thuật với những hình ảnh mang phong cách tranh dân gian Việt Nam, nhằm xây dựng nên một tác phẩm sân khấu mang âm hưởng dân gian đương đại, tôn vinh những nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.
NSƯT Thu Trang (vai Tô Thị) chia sẻ: “Tích nàng Tô Thị ngay từ bé thơ chúng ta ai cũng nghe chuyện cổ tích Hòn vọng phu, có rất nhiều cách kể về nàng Tô Thị, về thân phận nàng Tô Thị như thế nào, cuộc sống của nàng ra sao, nàng gặp phải chuyện gì… trong câu chuyện này, các tác giả muốn gợi lên hình ảnh người phụ nữ khi đất nước lâm nguy, họ luôn luôn phải hi sinh hạnh phúc gia đình để người chồng của mình đi chinh chiến, giữ gìn giang sơn xã tắc”.
Tối 11/8, tại Nhà hát Chèo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi tổng duyệt vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”. Sau khi tham gia Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV, Hà Nội - 2019 do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức, vở "Ngàn năm mây trắng" sẽ phục vụ công chúng ở Nhà hát Lớn Hà Nội, trên các kênh sóng truyền hình trung ương và địa phương trong cả nước.
Tin mới
- Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong trặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT - 30/08/2019 04:49
- Du lịch kỳ nghỉ 2/9: Điểm đến trong nước ‘lên ngôi’ - 28/08/2019 06:36
- SEA Games 30: Thể thao Việt Nam vào giai đoạn nước rút - 20/08/2019 02:40
- Văn hóa – Điểm tựa vững chắc để dấn thân - 20/08/2019 02:38
- Văn hóa tuần này: Nghe tiếng đàn của Đặng Thái Sơn và xem nhạc kịch musical - 19/08/2019 06:48
Các tin khác
- Thí sinh Việt Nam đạt giải nhất tuyệt đối kỳ thi Olympic quốc tế - 12/08/2019 02:38
- Tết tháng Bảy ở vùng cao Lào Cai níu chân du khách - 07/08/2019 08:39
- Công bố Đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 12-2019: Những tình yêu vừa hoài cổ, vừa hiện đại - 06/08/2019 03:13
- Ngày hội VHTT&DL đồng bào Chăm năm 2019 diễn ra trong 4 ngày - 05/08/2019 02:25
- Hội An tổ chức Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm - 29/07/2019 03:20