Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Tôi chơi thân với các nhạc sĩ, ca sĩ, bác sĩ như Trương Thìn, Dương Quang Hùng, Lê Hành, Nguyễn Thọ và nay là Trương Tấn Minh. Mỗi người trong họ đều có bản tình ca áo trắng và tình đời. Dường như những khi phải đối diện với cái chết dành lại sự sống từ thần chết, giữa những giây phút một bên là cõi trần thế và bờ vực địa ngục, họ đã tìm cách ru mình ru đời bằng những bài ca rất riêng tư.
Trương Tấn Minh sinh ra tại xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1974 anh học Đại học Vạn Hạnh và năm 1975 đến 1981, anh chuyển sang Đại học Y Dược TP.HCM.
Mê âm nhạc, hồi ấy Trương Tấn Minh đã viết bài hát “Tâm tình người Thầy thuốc”, “Tình ca áo trắng” (1980).
Năm 1981, tốt nghiệp Đại học ngành Y, anh về công tác tại ngành Y tế tỉnh Khánh Hòa, từ bác sĩ chuyên môn anh phấn đấu làm qua các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Da liễu Khánh Hòa, Phó giám đốc rồi đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa (1998 - 2012) cho đến khi về hưu.
Vốn là người ham học hỏi, Trương Tấn Minh tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa tại Thái Lan năm 1994 và Tiến sĩ Y khoa tại Việt Nam năm 2000. Với những đóng góp cho nghành Y, anh được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý: Thầy thuốc ưu tú (2005) và Thầy thuốc Nhân dân (2017).
Dù bận rộn với ngành Y trong sâu thẳm trái tim bác sĩ Trương Tấn Minh vẫn vang lên những nốt nhạc và anh âm thầm sáng tác theo năm tháng thăng trầm của cuộc đời. Mãi đến năm 2014 chính thức nghỉ hưu thì Trương Tấn Minh mới có thời gian dành hết cho âm nhạc khi tham gia Câu lạc bộ Âm nhạc Khánh Hòa. Chính tại nơi đây, anh được cọ sát cùng với các nhạc sĩ chuyên nghiệp, được động viên sáng tác và tổ chức đêm nhạc ra mắt khán giả. Những cố gắng của anh đã được đón nhận nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp ngành y và âm nhạc. Có lần nữ danh ca Khánh Ly khi về Nha Trang biểu diễn đã chọn bài “Nha Trang biển nhớ” vào chương trình “Nha Trang ngày trở lại” (2016).
Âm nhạc Trương Tấn Minh có thể chia thành 03 nhóm:
Những tác phẩm ngành y như: “Tình ca áo trắng”, “Tâm tình người thầy thuốc”, “Tâm tình người áo trắng”, “Nhớ về trường cũ”. Hoặc anh phổ thơ của những người bạn cùng nghề bác sĩ: “Thu nhớ - Thơ: Mỹ Vân”, đấy cũng là bản nhạc phổ thơ nằm trong nhóm ca khúc phổ thơ của anh như: “Nỗi nhớ mùa đông” và “Hoài mong” phổ thơ Lê Thúy Hương; “Khúc ru” thơ Miên Trường; “Phiên khúc sầu” thơ Tấn Phương; “Về trên phố xưa” thơ Minh Cường.
Cuối cùng là nhóm ca khúc Trương Tấn Minh tự viết lời rải rác từ năm 1980 đến nay: “Chiều trên dòng sông” (1980); “Tâm tình người lính đảo” (2016); Nhưng phần nhiều là xúc cảm của anh về bốn mùa và quê hương: “Tình xuân lên khơi”(2015); “Thu tình yêu” (2015); “Hạ buồn”(2016); Trong năm 2015, anh hoàn thành “Biển vắng”, “Lãng du” và năm 2016 bài hát đỉnh cao: “Nha Trang biển nhớ” cũng như năm 2017 với ca khúc: “Đi qua miền thời gian”.
Có thể nói Trương Tấn Minh đã mang cho mình, cho bạn bè, cho đời hơn 50 ca khúc. Âm nhạc của anh chậm rãi, giàu chất thơ, tự sự. Có lẽ Trương Tấn Minh muốn giải bày cảm xúc của mình lặng lẽ và âm thầm như chính nghề Y cao quý của anh.
Bạn bè, đồng nghiệp và độc giả hãy đón nhận âm nhạc của Trương Tấn Minh để hiểu hơn về một người thầy thuốc nhân dân với một trái tim lãng mạn và nhân ái. Tin rằng còn nhiều bài hát hay của anh sẽ sớm ra mắt khán giả trong thời gian không xa.
Sài Gòn, Xuân 2017
Giáo sư - Nhạc sĩ Thế Bảo
Tin mới
Các tin khác
- Nhạc sĩ Hoàng Vân qua đời - 05/02/2018 03:15
- Tái hiện ‘Không gian Việt’ tại Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa - 02/02/2018 03:22
- Những bài học lớn sau kỳ tích của U23 Việt Nam là gì? - 01/02/2018 08:02
- Thủ tướng chờ đón Đội tuyển U23 với niềm vui lớn - 29/01/2018 08:49
- U23 Việt Nam sáng ngời trong tim người hâm mộ - 29/01/2018 08:41