Xét đề nghị của UBND tỉnh Bắc Giang về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến giao các Bộ liên quan và UBND các tỉnh phối hợp hỗ trợ, tháo gỡ.
Cụ thể, Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông; các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Công văn số 1193/VPCP-KTTH ngày 24/2/2021 của Văn phòng Chính phủ; theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường tổ chức hướng dẫn, truyền thông, kịp thời phối hợp hỗ trợ, tháo gỡ cho các địa phương có khó khăn trong việc lưu thông, tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đồng thời bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
UBND tỉnh Bắc Giang và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương liên quan, các hiệp hội ngành hàng, thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, người nông dân kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Các địa phương có cửa khẩu xuất khẩu lượng lớn hàng nông sản (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh…) phối hợp với các Bộ, ngành chức năng thông tin, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang cũng như các địa phương khác tổ chức vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn và thuận lợi, nhất là đối với các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch.
Ảnh: Báo Bắc Giang.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng lớn đến cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, trong đó có tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang.
Bắc Giang hiện có sản lượng nông sản lớn. Trong đó, vải thiều được mùa với sản lượng 180 nghìn tấn. Vải sớm đang cho thu hoạch, tập trung tại hai huyện Tân Yên và Lục Ngạn. Ngoài ra, tỉnh còn có các loại nông sản khác như: Dưa hấu, dứa; gà (1.700 tấn), lợn (5.600 tấn)… trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng.
Hiện, lợn, gà vẫn tiêu thụ được song giá thấp. Đến nay, tỉnh tiêu thụ được 3.700 tấn vải sớm trên tổng số 45 nghìn tấn, xuất khẩu 1.700 tấn, còn lại là tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm qua một số tỉnh miền Nam khá khó khăn.
Tỉnh đã thực hiện các giải pháp khoanh vùng sản xuất, bảo vệ nghiêm ngặt vùng vải không COVID-19. Đồng thời tính toán phương án khôi phục sản xuất sau dịch với phương châm chính quyền phòng, chống dịch, DN lo sản xuất. Bắc Giang cũng nỗ lực chăm lo đời sống công nhân ở lại tỉnh, cho mở lại một số cửa hàng thiết yếu, không ăn uống tập trung; thành lập "siêu thị 0 đồng”; bước đầu đời sống công nhân ổn định.
Tin mới
- Xây dựng nền tảng tin cậy cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm - 15/06/2021 00:11
- Tin vui từ ‘vựa’ vải thiều Bắc Giang - 13/06/2021 09:33
- Các sàn thương mại điện tử lớn đồng loạt mở bán vải thiều Bắc Giang - 07/06/2021 11:52
- TPHCM đảm bảo hàng hóa không khan hiếm, không tăng giá - 30/05/2021 12:19
- Vải thiều Việt Nam được yêu thích tại thị trường Nhật Bản - 27/05/2021 23:38
Các tin khác
- Doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt Tiêu chuẩn quốc tế AWS - 24/05/2021 02:28
- Miến dong “Bắc Kạn” có chỉ dẫn địa lý - 19/05/2021 10:35
- Hàng hoá không khan hiếm, không tăng giá trên cả nước - 08/05/2021 12:09
- Nâng cao giá trị nông sản sau chế biến - 12/04/2021 00:43
- Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống - 26/03/2021 04:39