Hiện khăn giấy ướt giá rẻ đang được bày bán tràn lan. Đáng chú ý, những gói khăn giấy ướt này đều không có mã vạch, không rõ nhà sản xuất, không có hạn sử dụng, thậm chí còn "bẫy" người tiêu dùng khi tự ý gắn mác "Hội Sản phụ khoa khuyên dùng".
Từ ngày 1/7, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế bắt đầu thực hiện lộ trình hạn chế cho phép lưu hành một số chất bảo quản sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể như dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da, khăn ướt...
Trước đó, Cục Quản lý dược có văn bản khẩn gửi các sở y tế thông báo về việc ngưng sử dụng 5 loại dẫn chất paraben trong hóa mỹ phẩm, đồng thời quy định nồng độ hỗn hợp methylisothiazolinone (MCT+MIT) cho phép theo lộ trình của Cộng đồng châu Âu và ASEAN.
Theo đó, 5 loại dẫn chất của paraben (isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben) chỉ được phép có mặt trong mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam trước ngày 30-7. Còn chất bảo quản rất phổ biến ở mỹ phẩm là MCT+ MIT ở tỉ lệ 3/1 chỉ được sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa với nồng độ rất thấp và không được dùng trong mỹ phẩm. Thời hạn áp dụng quy định này là từ ngày 1/7.
PGS-TS Lê Văn Truyền - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp dược học của bộ - cho biết các paraben là một nhóm hợp chất hóa học được sử dụng làm chất bảo quản chống vi khuẩn trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
Trên thế giới có 22.000 sản phẩm mỹ phẩm, chất tẩy rửa có sử dụng paraben hoặc hỗn hợp MCT+MIT. Còn tại Việt Nam, hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu sản phẩm chứa các chất này.
Từ năm 1998, việc nghi ngờ paraben gây ung thư đã xuất hiện. Tại Pháp và nhiều quốc gia khác, người tiêu dùng rất lo lắng vì có những yếu tố liên quan giữa paraben và ung thư ở phụ nữ dùng nhiều sản phẩm ngăn tiết mồ hôi. Ủy ban Mỹ phẩm cộng đồng châu Âu nghi ngờ chất isoparaben (dẫn chất của paraben) có thể gây ung thư vú.
Giới khoa học cũng cảnh báo dùng sản phẩm chứa một số dẫn chất paraben với nồng độ nhất định trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện tại chợ đầu mối, gánh bán dạo trên đường hay các cửa hàng tạp hóa lớn, hàng chục loại khăn giấy ướt giá rẻ đang được bày bán tràn lan nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các sản phẩm khăn giấy ướt giá rẻ hiện nay trên thị trường đều có bao bì nham nhở, bong tróc, mập mờ hạn sử dụng; thành phần sơ sài, chung chung và đều được gắn mác "Hội Sản phụ khoa khuyên dùng". Tuy nhiên, Hội Sản phụ khoa lại khẳng định, chưa từng làm việc với các nhãn hàng giá rẻ này.
Từ trước đến nay, Hội chỉ cấp chứng nhận khuyên dùng cho nhãn hàng khăn giấy ướt Mamamy.
Người tiêu dùng thận trọng khi chọn mua khăn giấy
Theo quan sát của nhóm phóng viên, trên bao bì các gói khăn giấy ướt giá rẻ có thể nhìn thấy những vi phạm về nhãn mác hàng hóa và chất lượng sản phẩm khó được đảm bảo. Mời độc giả theo dõi phóng sự dưới đây sẽ thấy rõ hơn tình trạng này.
Theo Gia đình Việt Nam
Tin mới
- Phát hiện độc tố gây ung thư trong bút sáp màu xuất xứ Trung Quốc - 14/07/2015 01:43
- Dầu gội đầu Clear Men bị thu hồi - 14/07/2015 01:29
- Phát động cao điểm chống dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả - 14/07/2015 01:16
- Gà ngoại đông lạnh, giá rẻ tràn vào Việt Nam - 12/07/2015 01:16
- Honda xác nhận thu hồi 4,5 triệu xe ô tô vì lỗi túi khí - 10/07/2015 10:14
Các tin khác
- Hóa chất và kim loại nặng từ đồ dùng học tập rẻ tiền nguy hại cho trẻ - 09/07/2015 06:03
- Ổ cắm điện Trung Quốc đe dọa người tiêu dùng - 09/07/2015 05:30
- Máy xay sinh tố phát nổ khiến một phụ nữ bỏng cấp độ 2 - 09/07/2015 02:05
- Đồ chơi nhựa dễ gây hóc cho trẻ nhỏ - 09/07/2015 01:24
- Thiết bị điều khiển từ xa của ô tô có thể gây chập mạch - 09/07/2015 00:51