Thị trường đồ bơi ngày càng sôi động nhờ vào những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ bơi "second hand" lại có thể là nguồn cơn lây nhiễm dịch bệnh...
Sôi động thì trường đô bơi "second hand"
Những ngày hè oi bức khiến cho các dịch vụ bể bơi, du lịch bãi biển vào mùa. Cùng với đó là các sản phẩm như quần áo bơi, kính mát... lên ngôi. Bên cạnh những cửa hàng chuyên về đồ nghỉ mát, du lịch, thị trường đồ bơi cũ, đồ bơi "second hand" cũng tấp nập kẻ bán người mua.
Dạo qua một số chọ bán quần áo cũ tại phố Đông Các (Đống Đa - HN) mới thấy sự tấp nập mua bán ở đây thế nào. Cũng theo xu hướng của mùa hè oi bức, các sạp hàng bày bán các loại đồ bơi đủ màu sắc, kiểu dáng thu hút rất đông người tiêu dùng.
Quần áo second hand được bày bán rất nhiều trên thị trường rất đa dạng. Ảnh Huy phong
Đồ bơi của trẻ em, người lớn, đồ bơi nam, nữ, 1 mảnh, 2 mảnh đủ cả. Các sản phẩm này có giá giao động từ vài chục ngàn cho tới hơn 100 ngàn đồng. Các bộ đồ bơi được bày bán theo đủ kiểu khác nhau. Có sạp hàng thì đổ đống lên các tấm vải bạt trải dưới đất, có sạp thì "lịch sự" hơn bằng cách treo vài bộ lên mắc còn lại kẹp túm tum tại khung kẹp quần áo.
Theo chị Nguyễn Hà Mai - chủ một sạp bán hàng tại đây cho biết "Hầu hết các cửa hàng ở đây đều nhập hàng từ vài ba mối quen, các loại quần áo này, kể cả đồ bơi có nguồn gốc xuất xứ khá đa dạng như Nhật, Hàn... thậm chí còn có cả Anh, Pháp, Mỹ... hàng ở đây thì yên tâm là hàng "xịn", chất "xịn", hàng độc không sợ đụng hàng".
Dường như đó cũng là nguyên nhân thu hút hầu hết người tiêu dùng khi đến mua hàng tại đây. Bạn Nguyễn Thùy Linh (sinh viên) chia sẻ "Mình thường xuyên mua đồ second hand, mình nghĩ quần áo ở đây vừa rẻ, vừa độc. Sắp tới mình đi dụ lịch biển nên ra mua vài bộ áo bơi để mặc, giá vừa rẻ mà lại không lo đụng hàng".
Dù giá cả của các loại đồ bơi trên thị trường ở thời điểm hiện tại cũng không quá cao. Những sản phẩm ở mức trung bình được bán với giá từ 200 ngàn động một bộ. Tuy vậy, vẫn có không ít người chọn mua sản phẩm đồ bơi "second hand" vì những lý do riêng cảu mình.
Nguồn cơn bệnh tật
Không riêng gì các sản phẩm đồ bơi, quần áo second hand nói chung đã được các chuyên gia y tế cảnh báo từ lâu với nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, nhất là các bệnh về da liễu.
Trao đổi với báo Phụ nữ online, ThS - BS Huỳnh Minh Tuấn - Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn, BV ĐH Y Dược TP.HCM, áo quần "si" chứa đầy nguy cơ truyền nhiễm. Đa số khách hàng mua đồ "si" đều suy nghĩ đơn giản: mua hàng về, cho vào máy giặt là sạch tuốt. Tuy nhiên, ThS - BS Lê Thái Vân Thanh – Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP.HCM cảnh báo: "Đáng e ngại nhất là một số siêu vi ở dạng tiềm ẩn có thể tồn tại lâu ngày trên vật dụng, bao gồm siêu vi gây bệnh u mềm lây hay mụn cóc (ở bộ phận sinh dục gọi là mồng gà)... Tôi từng biết, nhiều trường hợp người mua quần áo "si" đã phát hiện có vết máu trên vải. Điều đó chứng tỏ, đồ "si" hoàn toàn không được xử lý".
Với những ký sinh trùng, như con ghẻ, ra khỏi cơ thể khoảng năm ngày thì chết, nhưng các chuyên gia cũng e ngại vì không biết thực chất một dây chuyền chuyển quần áo second-hand từ nước ngoài về Việt Nam, đến tay người tiêu dùng mất bao nhiêu ngày. Nếu quy trình này ngắn hơn năm ngày, nguy cơ lây bệnh ghẻ vẫn rất cao. Riêng nhóm nguyên nhân gây bệnh qua da như nấm có thể tồn tại rất lâu, từ năm này sang năm nọ. Do đó, một người bị nấm, sau đó thải quần áo ra mà không được giặt giũ, phơi nắng hoặc ủi..., người mặc sau đó có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh như nấm bẹn, nấm thân, lang ben, nấm đồng tiền...
Việc sử dụng các loại dồ bơi second hand là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. Người tiêu dùng nên hết sức cẩn trọng trước khi quyết định mua và sử dụng các sản phẩm này.
Theo Người tiêu dùng
Tin mới
- Nghi vấn phích nước của Trung Quốc có chứa chất độc - 08/07/2015 02:07
- Nguy hiểm tiềm ẩn từ búp bê Trung Quốc - 07/07/2015 15:39
- Tác hại khôn lường từ mỹ phẩm làm tan mỡ nhanh - 07/07/2015 14:36
- Dùng quạt, máy phun sương: Tiền mất tật mang - 07/07/2015 13:33
- Hiểm họa từ mỹ phẩm “handmade” - 07/07/2015 12:29
Các tin khác
- 22.000 hóa mỹ phẩm có thể ngừng lưu hành vì chứa chất cấm - 07/07/2015 11:23
- Mỹ phát hiện hàng loạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm - 07/07/2015 10:20
- Hoa tai chứa nilken vượt mức cho phép gây nguy hiểm - 07/07/2015 09:45
- Phát hiện hàng loạt thuốc kháng sinh gây hại sức khỏe trẻ em - 07/07/2015 07:37
- Nhật: Phát hiện sản phẩm thay thế sữa mẹ gây nhiễm trùng máu - 07/07/2015 01:26