Chủ nhật, 05 Tháng 7 2015 16:17

Miếng dán hạ sốt hiện nay được các bậc cha mẹ ưu tiên sử dụng, là vật không thể thiếu trong tủ thuốc gia đinh. Nhưng miếng dán hạ sốt thực sự công dụng tuyệt vời như quảng cáo hay không?


Sự phổ biến của miếng dán hạ sốt

 

Theo thông tin từ kênh FM sức khỏe VOV giao thông, đã hơn 1 ngày nay, bé Bin 10 tháng tuổi có dấu hiệu ho và sốt. Chị Đào Thùy Dung, mẹ bé, cẩn thận kiểm tra nhiệt độ cho con. Theo kinh nghiệm mà chị Dung tham khảo được từ nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ khác, chị thường trữ sẵn các miếng dán hạ sốt trong nhà để dung cho con trong những lúc như thế này. Theo chị, dùng thuốc hạ sốt có thể có tác dụng phụ không tốt có sức khỏe, còn miếng dán chỉ dùng ngoài da nên không sao. Trong khi đó, hiệu quả giảm thân nhiệt thì vẫn như nhau.

 

Thế nhưng, không như mong muốn của chị Dung, bé Bin dường như cảm thấy khó chịu và không thoải mái với miếng dán hạ sốt này nên bé liên tục lấy tay giật ra. Phải vất vả lắm, chị Dung mới có thể giữ miếng dán lại nguyên trên trán cho bé Bin. Không chỉ có gia đình chị Dung, mà với nhiều gia đình có con nhỏ hiện nay, miếng dán hạ sốt đã trở thành vật không thể thiếu trong tủ thuốc của gia đình. Tin vào lời quảng cáo về miếng dán lạnh giúp hạ nhiệt nhanh chóng, chống co giật và không gây tác dụng phụ, nhiều bà mẹ đã lạm dụng miếng dán hạ sốt mà không biết tác dụng thật đến đâu.

Các bậc cha mẹ hiện nay hầu như đều ưu tiên sử dụng miếng dán hạ sốt khi trẻ bị sốt

 

miengdanhasot-nhandao.net.vn

 

Các bậc cha mẹ hiện nay hầu như đều ưu tiên sử dụng miếng dán hạ sốt khi trẻ bị sốt. Ảnh minh họa


Thấy cô giúp việc thông báo bé Kem hâm hấp sốt, chị Hoa (Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) liền "chỉ định" dán miếng hạ sốt vào trán cho bé. Những tưởng như mọi lần, chị Hoa yên tâm làm tiếp công việc dang dở nhưng chỉ vài tiếng sau, cô giúp việc lại gọi điện thông báo bé Kem sốt cao, khó thở.

 

Tức tốc về nhà để đưa con đi bệnh viện, chị Hoa bị bác sĩ mắng cho một trận vì tội thiếu hiểu biết, cứ sốt là dán trán mà không cần biết nguyên nhân gây sốt. Cũng may nhà gần bệnh viện nên cháu được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm phổi. "Sau lần chỉ định liều ấy, tôi không dám đụng đến miếng dán hạ sốt nào dù cháu thường xuyên ốm đau. Cứ theo làm cách thông thường (lau trán, lau người bằng nước ấm, mặc quần áo rộng) lại an toàn", chị Hoa tâm sự với báo Giáo dục thời đại.

 

Ý kiến chuyên gia

 

Theo Thạc sĩ Lê Quang Sơn – Giám đốc Phòng khám Đa khoa Thiên Tâm: Trẻ bị sốt <38 độ nên được hạ sốt bằng thuốc hoặc đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện kịp thời. Nếu dùng thuốc hạ sốt thì dùng Paracetamol với liều lượng 10-15 mg/kg. Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ không có hiệu quả cao. Với trẻ nhỏ hết sức cẩn trọng vì da trẻ mỏng và nhạy cảm, theo tin tức từ báo Vietnamnet.

 

Nếu trẻ bị dị ứng thì việc chữa hạ sốt không có tác dụng mà chữa dị ứng da cho bé còn phải trả giá cao hơn gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, miếng dán hạ sốt không chứa paracetamol chỉ là dùng dán ngoài nên khả năng chữa sốt rất hạn chế. Bởi vậy miếng dán hạ sốt chỉ là biện pháp cứu cánh cho nhiều mẹ để giảm thân nhiệt cho con.

 

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, miếng dán hạ sốt được nhiều chị em coi như "cứu cánh" cho việc hạ sốt cho con em mình. Miếng dán hạ sốt phổ biến tới mức hầu hết bệnh nhi vào viện, bị sốt đều được dán trên trán. Cũng theo ông Dũng, chưa biết tác dụng của miếng dán hạ sốt đến đâu nhưng sự tiện lợi thì thấy rõ. Trẻ nhỏ, thường hay sốt theo cơn, về đêm nên nhiều bà mẹ phải thức đêm để lau người bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt... khiến mẹ ốm thêm.

 

miengdanhasot1-nhandao.net.vn


Một số bác sĩ cho rằng sử dụng miếng dán hạ sốt gây ra lợi bất cập hại. Ảnh minh họa


"Miếng dán hạ sốt, tiện nhưng không lợi", ông Dũng khẳng định. Có rất nhiều trẻ do mẹ tin tưởng tuyệt đối vào khả năng giảm sốt của miếng dán trên mà không dùng thuốc hạ sốt khiến trẻ bị co giật, nhập viện trong tình trạng khó thở, người tím tái và thường để lại di chứng. Cũng có trẻ tuy chưa để lại di chứng nhưng vẫn phải nhập viện do vừa sốt vừa bị viêm da vùng trán do dán quá lâu khiến lỗ chân lông bị bít. Hay cũng có trẻ bị dị ứng với chất trong miếng dán khiến trẻ khó thở. Nếu không phát hiện kịp thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.

 

Ông Dũng cho biết: Hiện nay trên thị trường chủ yếu có miếng dán lạnh, hạ nhiệt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài nhưng phương pháp trên không được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng bởi chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của việc hạ sốt bằng miếng dán trên. Đặc biệt trẻ bị sốt do viêm phổi nếu hạ sốt bằng phương pháp chườm lạnh sẽ làm tăng việc sử dụng oxy trong cơ thể khiến bệnh phổi nặng hơn.

 

Theo ông Dũng, cha mẹ không nên mua miếng dán hạ sốt bởi vừa mất tiền, rác nhà lại rước họa cho trẻ. "Khi trẻ bị sốt, tốt nhất dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, chú ý lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2 - 3 phút/lần.

 

Theo Chất lượng Việt Nam