Lực lượng liên ngành vừa phát hiện cơ sở sản xuất nước giặt, nước rửa chén bát, tinh dầu thơm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội. Mỗi ngày cơ sở này tung ra thị trường hàng chục can, thùng nước giặt có giá 70.000 đồng/thùng/can.
Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, sáng 2/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 và Đội QLTT số 11 - Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Phòng An ninh kinh tế (Công an TP. Hà Nội) bắt quả tang cơ sở sản xuất nước giặt, nước rửa chén bát, tinh dầu thơm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Cơ sở này nằm tại địa chỉ số 17, tổ 10 Trinh Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội và được ông Nguyễn Đăng Đạt, sinh năm 1992 thuê để sản xuất.
Tuy nhiên, theo điều tra của lực lượng chức năng, ông Nguyễn Đăng Đạt đang làm Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Đạt Anh có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại Đan Phượng, Hà Nội, chứ không phải địa chỉ tại Hà Đông.
Tại cơ sở sản xuất, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng nghìn can nước giặt loại 3,5 lít mang nhiều thương hiệu khác nhau. Cùng với đó là hàng trăm thùng hàng đã thành phẩm và nhiều can nhựa, nhãn mác, thùng carton dùng để đóng thành phẩm. Ngoài ra, lực lượng liên ngành cũng thu giữ rất nhiều nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất.
Triệt phá cơ sở sản xuất nước giặt giả mạo nhãn hiệu.
Khai nhận với lực lượng chức năng, chủ cơ sở sản xuất Nguyễn Đăng Đạt cho biết, xưởng sản xuất có 11 công nhân, chia thành 2 ca làm việc. Mỗi ngày, cơ sở sản xuất được 50 thùng, mỗi thùng 4 can. Giá bán buôn theo lời khai ban đầu của Đạt là khoảng 70 ngàn đồng/thùng/can.
Ông Lê Việt Phương - Phó Đội trưởng Đội QLTT số 17 cho biết, cơ sở sản xuất không ghi đầy đủ thông tin theo nội dung về nhãn hàng hóa và có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu một số thương hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Cũng theo ông Lê Việt Phương, đây là vụ việc được Cục QLTT Hà Nội thực hiện theo Quyết định số 888 của Tổng cục QLTT về đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 5 năm 2021-2025 (thay thế Quyết định 3972).
Hiện tại, lực lượng QLTT Hà Nội đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng phân loại, kiểm đếm và niêm phong số hàng hóa trên để tiếp tục xác minh làm rõ các vi phạm của cơ sở, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tin mới
- Thu giữ gần 400kg dược liệu nhập lậu - 25/05/2021 23:38
- Phát hiện lô hàng nước sát khuẩn tay có dấu hiệu giả mạo - 21/05/2021 03:25
- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Phúc Nhãn Khang và Slimvita Plus quảng cáo như thuốc chữa bệnh - 30/04/2021 04:41
- Bộ Y tế cảnh báo chiêu trò gọi điện tự xưng bác sĩ, lừa bán thực phẩm chức năng - 22/04/2021 02:50
- Phạt 2 Công ty 100 triệu do vi phạm quảng cáo TPBVSK Boca và Khớp Khang Hải như thuốc chữa bệnh - 19/04/2021 04:49
Các tin khác
- Tạm giữ hàng nghìn lọ thuốc đông y trị xoang, giảm cân, tiểu đường... nghi giả - 14/03/2021 03:10
- Phát hiện gần 300.000 sản phẩm thuốc nghi nhập lậu từ Hàn Quốc - 12/03/2021 11:28
- Cảnh báo 3 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định quảng cáo - 08/02/2021 10:06
- Thu hồi khẩn thuốc nhỏ mắt tobraquin - 02/02/2021 04:16
- Chặn thực phẩm “bẩn” trên tuyến đường huyết mạch - 19/01/2021 03:00