Đội tuần tra kiểm soát giao thông - Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an Quảng Ninh phát hiện và bắt giữ một xe ô tô vận chuyển khoảng 3 tấn mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo tin tức từ báo Vietnamplus, khoảng 2 giờ 30 phút ngày 19/9, tại phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh, tổ công tác của Đội tuần tra kiểm soát giao thông - Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an thành phố Uông Bí đã kiểm tra và bắt giữ một xe ôtô vận chuyển khoảng 3 tấn mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chiếc xe tại loại 7 tấn biển kiểm soát 14C – 064.81 chạy hướng Hạ Long – Đông Triều. Qua kiểm tra, Công an phát hiện trên thùng xe có khoảng 30 bao tải được đóng gói cận thận, bên trong chứa mỡ động vật đã được chế biến thành phẩm, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, báo Lao Động đưa tin.
Qua khai thác, lái xe Phạm Văn Nam- sinh năm 1983, đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Cẩm Thịnh, TP. Cẩm Phả khai nhận vận chuyển thuê số mỡ trên từ Hạ Long về một cơ sở sản xuất cám gạo ở huyện Cẩm Giàng- Hải Dương với tiền công là 2,5 triệu đồng.
Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính, đồng thời tiến hành tiêu hủy toàn bộ số mỡ trên.
Hiểm họa từ mỡ động vật không rõ nguồn gốc
Như Chất lượng Việt Nam đã phản ánh, mỡ động vật không rõ nguồn gốc có thể mang nhiều mầm bệnh gây hại với sức khỏe con người. Theo các chuyên gia về công nghệ thực phẩm, việc chế biến mỡ lỏng và tóp mỡ từ mỡ heo bẩn bằng phương pháp đun nóng thông thường (nhiệt độ khoảng 180-2000C) không thể loại trừ các chất gây độc và độc tố từ quá trình biến đổi trước đó. Đặc biệt, quá trình đun nóng ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm sản sinh độc tố cho sản phẩm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định: "Việc sử dụng loại mỡ mang mầm bệnh để chế biến đồ ăn bán cho khách là vô cùng nguy hiểm, nếu loại mỡ này rán ở nhiệt độ cao trên 180 độ C sẽ sinh ra những chất gây hại như: andehit, chất oxy hóa...
Đặc biệt, các chất này khi rán ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi trong không khí và vô cùng nguy hiểm nếu hít phải. Mặt khác, loại mỡ này nếu tái sử dụng sẽ tạo ra nhiều cặn lẫn chung vào mỡ, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thở khó... Nặng thì, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, có thể gây nên bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng".
Theo VQ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hà Tĩnh: Mẹ chết, con nhập viện sau khi ăn bánh trung thu - 27/09/2015 09:15
- Thay đổi thói quen, nâng cao cảnh giác - 25/09/2015 23:13
- Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ bánh gạo? - 25/09/2015 03:51
- Xử lý nghiêm việc dùng hóa chất để "ép" sầu riêng chín nhanh - 25/09/2015 01:14
- Tương ớt bẩn, hôi thối ăn mà 'cay'! - 23/09/2015 02:21
Các tin khác
- Rượu vang đỏ có thể giúp đẩy lùi bệnh mất trí nhớ Alzheimer? - 22/09/2015 02:19
- Mỹ: 2 người chết, 22 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc phô mai - 21/09/2015 09:09
- Kinh hoàng thực phẩm Trung Quốc để hàng chục năm vẫn 'ngon' - 21/09/2015 08:53
- Sữa Fristi Dutch Lady, thạch rau câu Ba Miền bị tố chứa 'vật lạ' - 21/09/2015 07:53
- Tử vong do ngộ độc ethanol sau cuộc nhậu rượu đế - 18/09/2015 22:42