Thông tư mới của Bộ Giao thông quy định người lao động trình độ cao trong ngành hàng không phải thông báo trước khi nghỉ việc 120 ngày, tuy nhiên, luật sư cho rằng quy định này là trái luật.
Bộ Giao thông vừa ban hành thông tư sửa đổi về quy chế an toàn hàng không dân dụng. Theo đó, nhân viên hàng không trình độ cao có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng để người khai thác tàu bay lập kế hoạch duy trì hoạt động, bảo đảm khai thác tàu bay theo kế hoạch đã được phê duyệt. So với dự thảo đưa ra lấy ý kiến cách đây 5 tháng, thời gian báo trước đã giảm xuống 60 ngày.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu kết thúc vào tháng 6-7 của năm thì hợp đồng lao động sẽ kéo dài đến hết tháng 7 của năm đó. Trường hợp thời hạn kết thúc hợp đồng lao động vào tháng 1-2 của năm thì thời hạn hợp đồng lao động sẽ kéo dài đến hết tháng 2 của năm đó. Ngoài ra, khi những lao động này chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đào tạo, hợp đồng lao động.
Các nhân viên hàng không trình độ cao bao gồm: phi công, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay, nhân viên điều độ, khai thác bay.
Nhiều hãng hàng không Việt Nam thuê phi công người nước ngoài, các thỏa thuận thường được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Ảnh minh họa.
Trao đổi với VnExpress, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Giao thông) cho rằng, phi công là lao động đặc thù và điều 70 của Luật Hàng không cho phép Bộ trưởng Giao thông được quy định chế độ lao động, kỷ luật đặc thù của nhân viên hàng không, nên có thể đưa ra mức thời gian thông báo chấm dứt hợp đồng nhiều hơn 45 ngày.
Ngoài ra, bà Trịnh Thị Hằng Nga nhận định, Bộ luật Lao động không quy định thời gian người lao động phải báo trước tối đa, chỉ quy định thời gian báo trước tối thiểu là 45 ngày. "Chúng tôi xem xét cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Không thể để doanh nghiệp xáo trộn kinh doanh cũng như người lao động thiệt thòi khi nghỉ việc", bà Nga nói.
Trái với ý kiến của lãnh đạo Vụ Pháp chế, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc), cho rằng thông tư của Bộ Giao thông là trái Bộ luật Lao động vì bộ luật quy định người lao động chỉ phải báo trước tối đa 45 ngày. "Nếu ngành nào cũng viện cớ đặc thù thì thông tư sẽ đứng trên luật, không thể vin vào lý do ngành đặc thù để trái Bộ luật Lao động", ông Bình nói.
Luật sư này cũng cho rằng, khi một người lao động nghỉ việc tất nhiên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, song đó là việc mà doanh nghiệp cần giải quyết và tìm cách khắc phục, không thể vin vào đó để làm trái quy định.
Theo một lãnh đạo Vụ Lao động - Tiền Lương, Bộ Lao động, người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận về thời gian chấm dứt hợp đồng khi ký hợp đồng lao động, hoặc thông qua tổ chức công đoàn để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
Vị này cũng cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành không nên quy định thời gian chấm dứt hợp đồng của người lao động để tránh can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Nếu đưa ra quy định thì cần áp dụng theo Bộ luật Lao động là người lao động khi nghỉ việc cần báo trước 45 ngày.
Theo VNE
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xe máy rơi xuống vực ở Tam Đảo, đôi nam nữ thiệt mạng - 14/09/2015 02:17
- Húc xe container, tài xế ôtô khách chết gục trên vô lăng - 14/09/2015 02:01
- Xe ben ôm cua hốt luôn xe máy, cuốn chết một người - 12/09/2015 01:47
- Bé gái 4 tuổi bị cuốn vào gầm xe tải - 12/09/2015 01:15
- Xe máy “cúp đầu” xe tải, 3 người thương vong - 11/09/2015 14:09
Các tin khác
- Xe thang tông cánh máy bay Jetstar tại Tân Sơn Nhất - 11/09/2015 06:52
- Người đàn ông bị xế hộp tông bay lên dải phân cách - 11/09/2015 02:30
- Xe khách đâm xe tải đỗ bên đường, thiếu nữ tử vong - 10/09/2015 01:34
- Xe khách đâm 7 xe máy, một người bị hất văng khỏi cầu - 09/09/2015 07:00
- Say rượu điều khiển xe máy có thể bị phạt tới 7 triệu - 09/09/2015 02:46