Bộ GTVT vừa kiến nghị Chính phủ xóa bỏ, dịch chuyển một số trạm thu phí BOT do không đảm bảo về khoảng cách.
Qua rà soát hiện trạng các trạm thu phí dự án BOT đường bộ trên phạm vi cả nước, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xóa bỏ 2 trạm thu phí Đèo Ngang và Nam Hải Vân, đồng thời dịch chuyển vị trí 4 trạm thu phí khác.
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ xóa bỏ trạm thu phí Đèo Ngang
Bốn trạm được đề nghị dịch chuyển bao gồm: Trạm thu phí Đức Phổ tại Km1108+200 QL1 (cách trạm thu phí Km1148+300 là 30km) dự kiến chuyển về Km1064+200 (QL1) để thu phí dự án BOT QL1 đoạn Km1063+887 - Km1092+577 (Quảng Ngãi), sau khi dịch chuyển khoảng cách giữa hai trạm thu phí là 84 km; Trạm Bàn Thạch tại Km1350+200 QL1 thu phí hầm Đèo Cả, Bộ GTVT đã thoả thuận với địa phương và Bộ Tài chính thống nhất chuyển về vị trí tại Km1297 (QL1);
Trạm Ninh Anh tại Km1408+200 QL1 (cách trạm cửa hầm Đèo Cả tại Km1357 là 51 km) thu phí dự án BOT mở rộng QL1 đoạn Km1374 - Km1392 và Km1405 - Km1425+050 sẽ được chuyển về Km1425+050, khi đó hai trạm sẽ cách nhau 68 km; Trạm Bảo Lộc tại Km108+557 QL20 cách trạm Tân Phú tại Km74+760 là 35 km, Bộ GTVT đã thỏa thuận với nhà đầu tư sẽ mua lại trạm thu phí này để dịch chuyển về Km145+500, khi đó khoảng cách giữa hai trạm là 71 km, kinh phí mua lại trạm Bảo Lộc được tính trong phương án tài chính hoàn vốn của dự án BOT kết hợp BT trên QL20.
Theo Bộ GTVT, trên các tuyến đường quốc lộ hiện có 86 trạm đang và sẽ thu phí khi các dự án hoàn thành đưa vào khai thác. Trong đó, 72 trạm do Bộ GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, còn lại 14 trạm do UBND các tỉnh ký hợp đồng với nhà đầu tư.
Vài năm trở lại đây, các trạm BOT mọc lên dày đặc khiến người dân và doanh nghiệp vận tải "than trời" vì phí đường bộ
Bộ GTVT cho rằng, việc hình thành các trạm thu phí BOT trải qua hai giai đoạn trước và sau NĐ 18/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực thi hành.
Giai đoạn này, do yêu cầu bức thiết giải quyết ùn tắc giao thông tại các thị xã, thành phố, điểm đen về TNGT theo đề nghị của địa phương, phù hợp với quy hoạch, Bộ GTVT đã chấp thuận đầu tư xây dựng một số tuyến đường tránh thị xã, thành phố, cải tạo, nâng cấp đường bộ để xử lý điểm đen về ùn tắc và TNGT theo hình thức BOT.
Tuy nhiên, do lưu lượng xe ít, tính hấp dẫn của dự án BOT không cao nên Nhà nước đồng ý sử dụng một số trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước hiện có (nằm ngoài phạm vi dự án BOT) để hoàn vốn cho các dự án BOT này.
Trước đó, hàng nghìn lái xe cũng như doanh nghiệp đã phản ánh về tình trạng ngột ngạt phí đường bộ khi mật độ các trạm thu phí BOT quá dày, đặc biệt trên tuyến QL1. Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT rà soát lại và báo cáo về tình hình này.
Theo ANTĐ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- CSGT cứu kịp thời một phụ nữ định nhảy sông Tô Lịch - 13/08/2015 01:27
- Đà Nẵng sẽ mở rộng sân bay và di dời ga đường sắt - 13/08/2015 01:21
- 'Xe điên' đâm trọng thương vợ chồng bán hàng ăn - 13/08/2015 00:36
- Hành khách sẽ được tự in vé tàu - 12/08/2015 07:35
- Quảng Ngãi: Xe khách đối đầu xe gạch, 7 người người bị thương - 12/08/2015 07:26
Các tin khác
- Thanh niên côn đồ lái Lexus không biển số làm loạn đường phố - 10/08/2015 09:48
- Cả nhà trên xe tải bị tàu đâm, một phụ nữ tử vong tại chỗ - 10/08/2015 07:22
- Xây cầu treo 3,5 tỷ chỉ để phục vụ 2 hộ dân? - 08/08/2015 04:50
- Tai nạn thảm khốc tại Thái Nguyên, 3 người nước ngoài tử vong - 08/08/2015 03:34
- Truy tìm xe tải đổ hơn 10 tấn đá chắn quốc lộ - 08/08/2015 00:57