Thứ tư, 22 Tháng 9 2021 19:31

iệc xây dựng kịch bản hoạt động vận tải để áp dụng sẽ giúp đưa vận tải hoạt động trở lại một cách an toàn nhất, đảm bảo ở cấp độ dịch thế nào cũng sẽ có các biện pháp tương ứng, phù hợp.

 

Vận tải sẵn sàng khởi động sau giãn cách

Từ 6 giờ ngày 21/9, Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới.

Theo đó, một số hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở lại. Hà Nội yêu cầu Công an Thành phố tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra/vào Thành phố như hiện nay, đồng thời, tiếp tục dừng hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy.

 

Mở "luồng xanh", khơi thông huyết mạnh kinh tế sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 1.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan bảo đảm giao thông, vận tải thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc lưu thông hàng hóa.

Cũng từ 21/9, tỉnh Quảng Ninh cho phép các hoạt động du lịch nội tỉnh được hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế.

Trước đó, một số địa phương khác cũng nới lỏng giãn cách, mở lại một số hoạt động kinh doanh và dịch vụ đồng thời với việc yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Đáng chú ý, các tiêu chí về "thẻ xanh/thẻ vàng COVID" sẽ được áp dụng đối với hành khách đi xe buýt. Cụ thể, người dân tiêm mũi vaccine thứ 2 được 14 ngày và không quá 12 tháng; đã tiêm 1 mũi vaccine đối với các loại vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi; người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly trong vòng 21 ngày tính từ khi khỏi bệnh là những đối tượng được áp dụng tiêu chí "thẻ xanh". "Thẻ vàng COVID" được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng tiêm 1 mũi đối với vaccine có yêu cầu 2 mũi được 14 ngày. Đối với những cá nhân không có thông tin dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử do những lý do khách quan, có thể chứng minh bằng các giấy tờ có liên quan.

Cần có chủ trương thống nhất, đồng bộ về cách kiểm soát dịch giữa các địa phương. Vận tải hành khách phức tạp hơn rất nhiều, nếu không thống nhất, dù có nới lỏng giãn cách, doanh nghiệp cũng khó hoạt động được. Ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Taxi Mai Linh vùng I cho hay, doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược, bố trí nhân lực phù hợp khi chính thức chuyển dần trạng thái giãn cách xã hội từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15.

"Hà Nội đã tiêm vaccine mũi 1 cho hơn 80% dân số. Tương tự, Bình Dương, Đà Nẵng, khi nới lỏng giãn cách, Hà Nội cũng đang áp dụng QR code để kiểm soát người và phương tiện vận tải. Tuy nhiên, cần thông thoáng thủ tục hành chính, sử dụng giải pháp công nghệ để kiểm soát lái xe như kiểm soát lái xe qua QR code", ông Hùng nói.

Phương án lưu thông vừa thuận lợi, vừa đảm bảo phòng dịch để khơi thông huyết mạch kinh tế

Mở "luồng xanh", khơi thông huyết mạnh kinh tế sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 2.

Kịch bản vận tải sau giãn cách sẽ có tính kết nối và nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo việc đi lại. (Ảnh minh hoạ).

Ngày 21/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Kiểm tra, hướng dẫn lưu thông thống nhất tại các địa phương; rà soát, yêu cầu bãi bỏ các văn bản của địa phương trái với quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về lưu thông hàng hóa, tuyệt đối không để ách tắc, các địa phương không được ban hành các giấy phép con.

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết thêm, hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng cục, các Cục chuyên ngành xây dựng kịch bản vận tải khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội. Kịch bản vận tải sẽ có tính kết nối giữa các phương thức và có những nguyên tắc nhất định, đảm bảo việc đi lại, chống ùn tắc, thuận lợi cho người dân, theo quy định phòng, chống dịch của địa phương.

Theo ông Thủy, đối với vận tải hàng hóa có thể xây dựng kịch bản cho từng lĩnh vực, nhưng đối với vận tải hành khách mỗi lĩnh vực có đặc thù vận chuyển riêng. Khi hành khách xuống máy bay, tàu hỏa phải có phương án đường bộ kết nối cụ thể. Ví dụ Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 nhưng các địa phương khác không áp dụng và ngược lại cũng sẽ được tính toán cụ thể để trung chuyển hành khách. Các tình huống đều có phương án lưu thông cụ thể từ vùng áp dụng Chỉ thị 16 sang Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 và ngược lại đều được đặt ra và có phương án phù hợp, đảm bảo hành khách được lưu thông thuận lợi vừa đảm bảo chống dịch.