Trong tháng 10, Sở Y tế TPHCM xây dựng Kế hoạch tổ chức "Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023" với chủ đề "Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ".
Ảnh minh họa
Theo đó, các hoạt động y tế được Sở thực hiện và tiếp tục triển khai trong Tháng hành động vì người cao tuổi bao gồm: Khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ quản lý sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ, tư vấn điều trị bệnh thông thường miễn phí cho người cao tuổi.
Tăng cường tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định hiện hành.
Tăng cường tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho người cao tuổi nghèo khó, sống ở khu vực nông thôn, bị khuyết tật, không có lương hưu, không có BHXH…
Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn về phòng và chữa bệnh ở người cao tuổi; hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức về tập luyện, tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật.
Tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chuyên môn kỹ thuật, phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và gia đình người cao tuổi; tiếp tục thực hiện "Chương trình Mắt sáng cho người cao tuổi"…
Ngoài ra, ngành y tế Thành phố sẽ tiếp tục triển khai khám sức khỏe cho tất cả người cao tuổi (không phân biệt tạm trú hay thường trú) vào năm 2024 để phát hiện bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu)..., từ đó đưa vào quản lý và chăm sóc điều trị theo chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dữ liệu khám sức khỏe sẽ được liên thông vào Hồ sơ sức khỏe điện tử và phần mềm quản lý bệnh không lây do WHO triển khai.
Bên cạnh đó, Sở sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng mô hình chăm sóc phục hồi chức năng cộng đồng; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường truyền thông về chiến lược khám sức khỏe người cao tuổi, truyền thông thay đổi suy nghĩ về mô hình chăm sóc phát hiện bệnh tại trạm y tế…).
Hiện trên toàn thế giới, số người từ 65 tuổi trở lên được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 761 triệu người vào năm 2021 lên 1,6 tỷ người vào năm 2050. Số người từ 80 tuổi trở lên thậm chí còn tăng nhanh hơn. Già hóa dân số là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Vào năm 2021, cứ 10 người trên toàn thế giới thì có 01 người từ 65 tuổi trở lên. Vào năm 2050, nhóm tuổi này dự kiến sẽ chiếm 1/6 người trên toàn cầu.
Quá trình già hóa dân số của TPHCM đã diễn ra từ những năm 2010 dưới tác động của mức sinh thấp và tuổi thọ trung bình không ngừng được nâng cao. Theo số liệu thống kê năm 2022, Thành phố có 1.033.355 người cao tuổi, chiếm 11,03%, cao xếp thứ hai trong cả nước và đang phải đối diện với thách thức về già hóa dân số.
Tin mới
- Hơn 22 tỷ đồng dành tặng sổ BHXH, thẻ BHYT, mang Tết ấm cho người nghèo - 10/01/2024 06:21
- Trao quà Tết đúng đối tượng, minh bạch, không để trục lợi chính sách - 29/12/2023 21:51
- Hà Nội dành hơn 552 tỷ đồng thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp Tết - 21/12/2023 07:17
- Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến chi hơn 1.800 tỷ đồng hỗ trợ học phí năm học 2023-2024 - 06/12/2023 06:39
- Tăng cường hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội thời gian tới - 09/10/2023 04:12
Các tin khác
- Khẩn trương đánh giá, bồi thường bảo hiểm vụ cháy ở Khương Đình - 15/09/2023 07:09
- Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội - 18/08/2023 03:29
- TIN MỚI NHẤT Chính sách BHYT: Chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh - 14/08/2023 08:28
- Hỗ trợ giá nước sạch đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách - 19/07/2023 07:06
- Giải ngân hơn 7.800 tỷ đồng vốn chương trình MTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu số - 13/07/2023 23:41