Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ hai, 24 Tháng 10 2022 13:58

Sáng 24/10, phát biểu tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần cụ thể hoá chính sách đãi ngộ đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng nay (24/10), Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận tại hội trường. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.

Cử tri, nhân dân mong mỏi dự án Luật được thông qua

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Trần Khánh Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) ghi nhận dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 4 này đã có sự thay đổi tích cực, thể chế về cơ bản các chủ trương, đường lối của Đảng trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý có nhiều nội dung lớn đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Do đó, đại biểu bày tỏ thống nhất với sự cần thiết, tên gọi, bố cục và các nội dung cơ bản của Luật.

ĐBQH mong muốn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp này - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên họp.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Khánh Thu nêu ý kiến, hiện nay các cơ sở y tế công lập đang gặp khó khăn trong việc thực hiện tự chủ. Dự thảo Luật lại chưa có điều khoản quy định về thực hiện tự chủ tại đơn vị y tế công lập. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung thêm điều khoản quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị y tế công lập. Trong đó, cần quy định xác định mức độ tự chủ, nguyên tắc phân loại, phân tiêu chí, phân loại mức độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

ĐBQH mong muốn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp này - Ảnh 2.

ĐBQH Trần Khánh Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình phát biểu ý kiến.

Nữ đại biểu đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình bày tỏ mong muốn dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này bởi đây là điều các đại biểu, các y bác sĩ, nhân viên y tế, những người công tác trong lĩnh vực y tế cũng như Nhân dân đang mong mỏi.

Cụ thể hóa chính sách đãi ngộ đối với cán bộ ngành y

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ) đề nghị bổ sung quy định về chính sách đầu tư phát triển y tế chuyên sâu để phát triển các kỹ thuật cao về chẩn đoán và điều trị, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung nhằm bảo đảm ngành y tế nước ta phát triển tiên tiến, hiện đại.

Cho ý kiến về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu đề nghị cần khẳng định Nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động khám bệnh và chữa bệnh tại các điểm a, b, c, d của khoản 1 Điều 4 thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta trong việc xác định các nhóm đối tượng, lĩnh vực cần được tập trung hỗ trợ; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

ĐBQH mong muốn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp này - Ảnh 3.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ.

Trong đó, quy định giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tùy theo nguồn lực của địa phương ban hành nghị quyết về chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là phù hợp nhằm đảm bảo chính sách thực hiện có hiệu quả.

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Lê Văn Cường (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) bày tỏ đồng thuận với nhiều nội dung của dự thảo Luật; cho rằng, Ban soạn thảo đã làm việc rất công phu, các nội dung của dự thảo Luật đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến của ĐBQH.

Đại biểu đề nghị, cần bổ sung nội dung về quản lý bệnh, quản trị bệnh viện vào đối tượng tại Điều 4, bởi hiện nay có khoảng 50.000 cán bộ y tế được đào tạo, tuy nhiên lực lượng về quản lý bệnh viện chỉ khoảng 200 thôi. Đại biểu cho rằng, đây là sự mất cân đối. Do vậy, về lâu dài, chúng ta cần đào tạo lực lượng này nhằm hạn chế sự dịch chuyển nhân lực từ khối lâm sàng lên làm chức năng và nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở khám, chữa bệnh.

ĐBQH mong muốn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp này - Ảnh 4.

ĐBQH Lê Văn Cường - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Góp ý thêm về chính sách của nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 4, đại biểu Cường cho biết, dự thảo Luật đang quy định Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước cho các hoạt động phát triển nguồn nhân lực một số lĩnh vực như: truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, hồi sức cấp cứu…

Đại biểu Nguyễn Văn An (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) bày tỏ sự nhất trí cao đối với Báo cáo tiếp thu giải trình, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Xã hội và tán thành cao với Dự thảo Luật trình tại phiên họp. Theo đại biểu An, Dự thảo Luật lần này đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đưa ra những quy định hợp lý hơn, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tháo gỡ những nút thắt trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh.

ĐBQH mong muốn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp này - Ảnh 5.

ĐBQH Nguyễn Văn An (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình).

Về chế độ, chính sách cho người làm nghề khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu cho rằng việc giải trình trong báo cáo chưa thuyết phục, chưa thể hiện được chính sách đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước cho ngành y.

Đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần thể hiện chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.