- Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
- 8 thực phẩm tốt nhất giúp giảm cơn đau khớp khi trời lạnh
- Bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với 4 loại phương tiện từ 1/1/2025
- Thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước tính 18.900 tỷ đồng năm 2024
- Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025
- 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024
- Toàn văn kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), tiêm chủng đã bảo vệ hàng triệu trẻ em tại Việt Nam khỏi nhiều loại bệnh tật trong suốt hơn 40 năm qua.
Số trẻ em tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine đã giảm đáng kể từ khi Việt Nam bắt đầu triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia vào năm 1981, với mục tiêu đảm bảo rằng tất cả trẻ em ở mọi miền đất nước đều được tiếp cận với vaccine phòng bệnh.
Với hàng chục triệu trẻ em được tiêm chủng kể từ khi triển khai chương trình, Việt Nam đã ngăn ngừa được bệnh đậu mùa và bại liệt, loại trừ được uốn ván sơ sinh và giảm đáng kể số ca bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine như sởi, bạch hầu, ho gà và viêm não Nhật Bản.
Vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Trong vòng 50 năm qua, vaccine đã cứu sống gần 154 triệu người (tương đương với hơn 3 triệu người mỗi năm) trên toàn cầu. Ngày nay, rất nhiều trẻ em có thể đón sinh nhật đầu tiên của mình, nhiều hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử loài người.
Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, chương trình tiêm chủng của Việt Nam đã góp phần cứu sống trẻ em và giảm bớt tác động nặng nề của những bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine đối với gia đình, cộng đồng và đất nước trong hơn 40 năm qua.
"Trong tương lai, chúng tôi rất mong muốn Chính phủ Việt Nam giữ vững thành tựu to lớn này để mọi trẻ em đều có cơ hội sống, phát triển và mạnh khỏe", bà Rana Flowers bày tỏ.
Tại Việt Nam, các loại vaccine thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng được cung cấp miễn phí cho trẻ em. Tiêm chủng là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em chống lại nhiều căn bệnh chết người có thể phòng ngừa được.
Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch COVID-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc số lượng lớn trẻ em không được tiêm chủng có thể dẫn đến bùng phát các dịch bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Những nguy cơ này đang đe dọa tới những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em trong vài thập kỉ qua.
Chính phủ cần nỗ lực nhanh chóng cùng hành động quyết liệt để đảm bảo rằng các loại vaccine thiết yếu sẽ đến kịp thời tới mọi trẻ em, không chỉ những trẻ đến lịch tiêm mà cả những trẻ đã bỏ lỡ lịch tiêm chủng trong bốn năm vừa qua.
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, Tiến sĩ Angela Pratt cho rằng, thành công của Việt Nam trong việc loại trừ một số bệnh và giảm đáng kể tỉ lệ mắc các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine cho thấy sức mạnh của tiêm chủng. Những kết quả này là thành quả từ sự chỉ đạo của Chính phủ cùng với sự hợp tác mạnh mẽ của các nhân viên y tế từ mọi miền đất nước, các đối tác địa phương, tổ chức cộng đồng, lãnh đạo và cộng đồng tại địa phương, các đối tác phát triển quốc tế, nhà tài trợ và các nhà khoa học trong nhiều năm liền.
Tuần lễ tiêm chủng năm 2024 diễn ra từ ngày 24-30/4/2024 cùng với thời điểm kỷ niệm 50 năm thành lập Chương trình Tiêm chủng mở rộng toàn cầu, đây là dịp để tôn vinh thành tựu của Tiêm chủng mở rộng, nêu bật tác động của Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong cứu sống, bảo vệ sức khỏe con người, thúc đẩy sáng kiến đổi mới nhằm tăng cường công tác tiêm chủng quan trọng này.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam được triển khai rộng khắp trên cả nước trong gần 40 năm qua cho các đối tượng ưu tiên là trẻ em và phụ nữ, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã góp phần quan trọng trong đạt thành quả thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, giảm rõ rệt tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tin mới
- Quỹ BHYT thanh toán hơn 66,9 nghìn tỷ khám chữa bệnh BHYT trong 6 tháng đầu năm - 14/06/2024 04:54
- Đề xuất lương hưu áp dụng ở mức cao nhất có thể từ 1/7 - 28/05/2024 07:49
- Tất cả dịch vụ BHXH Việt Nam cung cấp người dân không phải trả phí - 23/05/2024 08:01
- 35 bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng BHXH? - 02/05/2024 06:22
- BHXH Việt Nam đề xuất người bệnh mạn tính được lấy thuốc 2 tháng/lần - 02/05/2024 03:54
Các tin khác
- Gần 17,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội - 04/04/2024 10:56
- Lý giải việc thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng - 26/03/2024 08:55
- Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng - 19/03/2024 00:25
- Đề xuất ưu tiên mở rộng chi trả BHYT với ung thư cổ tử cung, vú, tăng huyết áp - 05/03/2024 23:13
- Hướng dẫn giải quyết hưởng BHXH một lần - 27/02/2024 03:05