Bộ GTVT vừa chốt lại tiến độ của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đến ngày 30/6/2016. So với hợp đồng ban đầu, dự án đang đang chậm tiến độ 19 tháng.
Chỉ tay về phía hàng rào sắt cao quá đầu người được dựng lên bao quanh công trường, anh Phạm Minh Hùng (trú tại Hà Đông, Hà Nội) ngán ngẩm nói: "Đấy các anh xem, suốt bao năm tháng nay, công trình bị rào lại chiếm quá nửa mặt đường. Giờ đường này có khác gì nút cổ chai. Chuyện đi lại của người dân chúng tôi khổ quá chừng".
Cùng chung tâm trạng này, nhiều người dân sống xung quanh các công trường xây dựng tuyến đường sắt trên cao chỉ còn nước "cầu Trời khấn Phật" mong cho tuyến đường sớm trở lại hanh thông. "Nhà tôi ở ngay mặt đường Nguyễn Trãi, tôi chả hiểu công trình hoạt động kiểu gì mà thấy mấy lần phải chốt lại tiến độ. Tốc độ thi công như rùa bò khiến người dân chúng tôi như "phát điên". Không biết đến bao giờ mới hết cảnh khổ sở này!".
Theo nhiều chuyên gia ngành giao thông, nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ là do năng lực của Tổng thầu EPC (Trung Quốc) và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù không đáp ứng được yêu cầu nhưng các đơn vị này là "không thể thay thế" được do bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn.
Các hạng mục được thi công không liền mạch, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân hai bên đường Nguyễn Trãi.
Bộ GTVT vừa chốt lại tiến độ hoàn thành của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đồng Tính đến ngày 30/6/2016. So với hợp đồng ban đầu, dự án đang đang chậm tiến độ 19 tháng.
Tính đến tháng 8/2015, tiến độ đạt 58% và hiện hoàn thành 413/419 trụ cầu, 100% trụ nhà ga đã hoàn thành, lao lắp 442/806 phiến dầm giản đơn, 331/1.216 cọc khoan nhồi.
Cảnh ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra, nhất là vào giờ cao điểm.
Chỉ cần một trận mưa nhỏ, nhiều đoạn đường nước bị ứa đọng, gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông.
Được biết, Bộ GTVT đã làm việc với Bộ KHĐT đề nghị thống nhất xác định bổ sung chi phí dự án tăng thêm là 315 triệu USD đồng thời điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868 triệu USD, trong đó vốn vay Trung Quốc là 669,6 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD.
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Đặt vé tàu hỏa như đặt vé máy bay từ 1/9 - 28/08/2015 00:57
- Khống chế mức tăng lương: “Nhà khó, đông con” phải… chia đều - 28/08/2015 00:48
- 15 ngư dân thâu đêm tát nước, cứu tàu khỏi chìm, chờ ứng cứu - 27/08/2015 22:00
- Mưa mới 15 phút, nhiều đường trung tâm TP Huế đã thành sông! - 27/08/2015 14:13
- NXB Giáo dục thu hồi sách dạy đi trên thủy tinh - 27/08/2015 12:52
Các tin khác
- Thông xe cầu 1.400 tỷ, Sài Gòn đi Tiền Giang chỉ 25 km - 27/08/2015 09:10
- Cước vận tải "trốn" giảm giá: Bộ Tài chính vào cuộc - 27/08/2015 07:13
- Địa điểm bắn pháo hoa ngày Quốc khánh (2/9) tại Hà Nội - 27/08/2015 04:07
- Nữ sinh trường sư phạm nghi bị mất tích - 27/08/2015 03:59
- Vụ lật tàu trên biển Bình Thuận: Cả làng chài bàng hoàng sau tin dữ - 27/08/2015 03:28