Trong một bài viết đăng mới đây, Tạp chí The Economist của Anh đã có những nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020, trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Năng suất lao động của các nền kinh tế mới nổi thành công nhất |
Theo The Economist (Anh), năm 2020 là thời điểm tốt mà các nhà kinh tế học gọi là "hội tụ tiến hóa", mô tả việc các nền kinh tế nghèo phát triển nhanh hơn các nền kinh tế giàu và do đó khoảng cách thu nhập được thu hẹp.
Tuy nhiên, năm nay sẽ hơi khác biệt một chút do tác động của đại dịch COVID-19. Rất ít nền kinh tế mới nổi phát triển, nhưng vì các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái nhanh hơn nên khoảng cách giữa các nền kinh tế đang phát triển với các nền kinh tế phát triển vẫn được thu hẹp. Bài viết nhận định chỉ một số ít nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng - đó có thể là Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Bài viết của The Economist cũng cho biết, trong một cuốn sách mới mang tên “Năng suất toàn cầu: Xu hướng, động lực và chính sách”, Ngân hàng Thế giới (WB) đã sử dụng một thuật toán để sắp xếp nhiều khối liên minh các quốc gia, tìm kiếm các nhóm dường như sẽ hội tụ với nhau. Dựa trên năng suất của 97 nền kinh tế kể từ năm 2000, WB xác định 5 nhóm nước, trong đó có 3 nhóm “buồn nhất” rơi vào các nước khá nghèo, nhóm thứ tư gồm một số nền kinh lớn có tiềm năng như Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico và Nam Phi.
Nhóm thứ 5 là nhóm thành công nhất bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như 16 thị trường mới nổi hiện nay, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Hầu hết các thành viên của nhóm đầu cũng thực hiện tốt trên thước đo “độ phức tạp” về kinh tế do Giáo sư Ricardo Hausmann của Đại học Harvard và César Hidalgo của Viện Công nghệ Massachusetts phát triển. Các quốc gia đạt điểm cao nếu xuất khẩu của họ vừa phong phú và riêng biệt, gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau mà ít quốc gia khác có.
Những thành viên nghèo hơn có xu hướng phát triển nhanh hơn những thành viên giàu có, với tốc độ có thể làm khoảng cách năng suất giảm một nửa sau mỗi 48 năm. Các tác giả của cuốn sách của WB lo lắng rằng đại dịch COVID-19 sẽ kìm hãm đầu tư, rút ngắn chuỗi cung ứng và nuôi dưỡng sự hẹp hòi ích kỷ, tất cả những yếu tố có thể cản trở sự tiến hóa hội tụ. Nhưng họ cũng lưu ý một số điểm hữu ích tiềm tàng. Chẳng hạn, các khủng hoảng có thể kích thích cải cách cơ cấu; việc thiếu kinh phí bảo dưỡng trong những thời kỳ đen tối có thể thúc đẩy sự thay thế các máy móc đó bằng các công nghệ mới hơn trong quá trình phục hồi.
Tin mới
- Đề xuất gói hỗ trợ lần 2: 18.600 tỉ cho người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì COVID-19 - 23/08/2020 23:21
- Sáng 24/8 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 - 23/08/2020 23:10
- Ghi nhận 2 ca mắc mới COVID-19 mới tại Hải Dương và Quảng Nam - 23/08/2020 11:11
- Điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT đợt hai - 23/08/2020 06:30
- Sáng 23/8,không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 - 22/08/2020 23:39
Các tin khác
- Mùa Đông năm nay đến sớm - 22/08/2020 11:22
- Đà Nẵng ghi nhận thêm 5 ca mắc mới COVID-19 - 22/08/2020 11:16
- Việt Nam có tên trong Top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới - 22/08/2020 06:13
- Sáng 22/8 không ca mắc mới Covid-19, 3 ổ dịch lớn được kiểm soát - 22/08/2020 00:03
- Thêm 2 ca mắc mới COVID-19 tại Đà Nẵng, Việt Nam có 1009 bệnh nhân - 21/08/2020 11:09