Tại dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ảnh minh họa |
Theo đó, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm duy trì các điều kiện kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ) phải có đủ các điều kiện sau đây: 1- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có 100% vốn góp của nhà đầu tư trong nước, có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 5 tỷ đồng; 2- Có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp; 3- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn 05 năm và được gia hạn nhiều lần, tối đa mỗi lần 05 năm; 4- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại
Dự thảo nêu rõ, doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có 100% vốn góp của nhà đầu tư trong nước, có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 5 tỷ đồng, đồng thời có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Đã thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại; người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên, đã làm việc ít nhất 05 năm trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vòng 10 năm trước khi đề nghị cấp giấy phép; có nhân viên chuyên trách và tổ chức bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; có cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kiến thức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo dự thảo, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Tin mới
- Bộ Công an trình hồ sơ Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ - 20/04/2020 00:58
- Không làm xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 dịch vụ theo yêu cầu - 11/04/2020 13:14
- Quyết liệt xử lý nạn tin giả về dịch nCoV - 12/02/2020 03:22
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2020 - 02/01/2020 05:56
- Xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật - 24/12/2019 03:23
Các tin khác
- Tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện - 27/11/2019 04:35
- Sẽ nâng dần mức trợ cấp với người khuyết tật - 18/11/2019 03:59
- Bổ sung ngày nghỉ lễ, giữ nguyên giờ làm việc - 07/11/2019 03:25
- Hoàn thiện quy định về hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai - 21/10/2019 06:42
- Hà Nội cấm hút thuốc ở 30 điểm du lịch - 03/10/2019 02:38