Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Một số mẹo được các mẹ rỉ tai nhau thực ra không có cơ sở khoa học, không những giảm bớt bệnh cho con mà còn làm bệnh trầm trọng hơn.
Điểm qua những sai lầm thường gặp khi chữa bệnh cho con của cha mẹ Việt dưới đây:
Nhỏ nước tỏi vào mũi để trị ngạt mũi
Nhiều cha mẹ không muốn con nhỏ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh sớm nên áp dụng bài thuốc dân gian, nhỏ nước tỏi vào mũi bé để trị nghẹt mũi, cảm cúm. Đúng là trong tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và nấm. Nhiều tài liệu khoa học cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách khoa học và có liều lượng cụ thể.
Màng mũi trẻ vốn đã mỏng và nhạy cảm, bị nước tỏi, cay nóng xâmnhập vào dễ khiến trẻ bị kích ứng mạnh, bỏng rộp niêm mạc mũi, không điều trị kịp thời sẽ có khả năng bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử da.
Màng mũi trẻ vốn đã mỏng và nhạy cảm, bị nước tỏi, cay nóng xâm nhập vào dễ khiến trẻ bị kích ứng mạnh. (Ảnh minh họa)
Kiêng tắm khi bị thủy đậu
Kiêng tắm, kiêng gió, mặc ấm cho con,... khi con bị thủy đậu là những kiểu thương con không đúng cách, không những không chữa được bệnh mà còn khiến bệnh tình nặng thêm. Chính điều này làm da không được vệ sinh sạch sẽ, mồ hôi nhễ nhại, tạo cơ hội cho virus lây lan rộng hơn.
Điều cần làm khi bé bị thủy đậu là giữ gìn vệ sinh cho bé, cắt móng chân móng tay để trẻ không gãi, cho mặc quần áo rộng và nhẹ, tắm cho trẻ trong phòng kín, nhanh, bằng nước sạch, để trẻ trong môi trường thoáng đãng, tránh gió lộng và nắng gắt.
Tắm nước lá trị rôm sảy, mụn nhọt
Thực chất, hiệu quả chữa rôm sảy của các loại lá được truyền miệng trong dân gian chưa được kiểm nghiệm bằng nghiên cứu khoa học chính xác và không phải lá nào cũng có tác dụng chữa bệnh giống nhau. Trong khi đó, nhiều loại lá mọc bờ bụi, ven đường chứa nhiều chất bẩn, hoặc bị phun thuốc trừ sâu, tẩm thuốc bảo quản rất khó rửa sạch, kể cả đun sôi cũng khó diệt hết mầm bệnh, gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé rất cao. Có những loại lá còn có lông tơ, chứa độc tố, và trong quá trình tắm, cọ xát có thể gây xước da, dẫn đến nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
Bôi mắm/muối/thuốc đánh răng/... lên chỗ bỏng
Hậu quả của việc bôi những chất liệu này lên chỗ da bị bỏng sẽ khiến da phồng rộp nước, vỡ ra, gây cảm giác đau rát và dễ nhiễm trùng. Cách tốt nhất để xử lí khi trẻ bị bỏng là rửa ngay lập tức vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong khỏang 10-15 phút, sau đó ngâm vết thương vào nước sạch, nên pha thêm ít muối để làm mát vùng da, giúp vết thương nhanh lành. Trường hợp bỏng nặng và bỏng trên diện rộng, sau khi sơ cứu xong cần đưa đến bệnh viện gấp để điều trị kịp thời.
Cách tốt nhất để xử lí khi trẻ bị bỏng là rửa ngay lập tức vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong khỏang 10-15 phút, sau đó ngâm vết thương vào nước sạch, nên pha thêm ít muối để làm mát vùng da, giúp vết thương nhanh lành. (Ảnh minh họa)
Ngả đầu về phía sau khi chảy máu cam
Thông thường, bé bị chảy máu cam sẽ được bố mẹ hướng dẫn bóp mũi và ngửa đầu về phía sau để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, hành động này bị các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện vì ngả đầu về sau có khả năng nuốt máu vào bụng, gây nôn ói.
Cách sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam là thay vì ngửa cổ ra sau, hãy cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước để máu không thể chảy ngược vào cổ họng. Tránh cho bé hoạt động làm máu cam chảy ra nhiều hơn. Mẹ cũng có thể dùng bông gạc rịt vào nơi chảy máu để cầm máu cho bé.
Theo Khám phá
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- 9 thói quen vệ sinh mẹ phải nhớ khi con bị ốm - 04/08/2015 06:44
- Bí quyết làm sạch và luộc lưỡi heo giòn ngọt cực đơn giản - 04/08/2015 05:50
- 9 tuyệt chiêu cắt hành không bị cay mắt - 04/08/2015 04:19
- Điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra nếu để 1 lát hành tây vào chân khi ngủ? - 04/08/2015 03:21
- Cách sơ cứu nhanh khi trẻ ăn, uống nhầm hóa chất - 04/08/2015 02:44