VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em ở miền đất nghèo khó Quy Nhơn, Bình Định. Từng là một đứa trẻ khỏe mạnh, lành lặn khi chào đời nhưng rồi tròn 6 tháng tuổi, một cơn sốt bại liệt đã cướp đi của tôi sức khỏe, lấy mất khả năng được đi lại trên đôi chân của mình. Không gục ngã trước sự khắc nghiệt của số phận, tôi đã nỗ lực làm việc để truyền nghị lực sống cho người đồng cảnh.
Mưu sinh
Phải trở thành người khuyết tật từ khi còn rất nhỏ nên tôi không thể cảm nhận hết thiệt thòi của bản thân, nhưng nỗi buồn trong tôi cứ lớn dần theo thời gian, nó khiến tôi nhiều lúc như muốn từ bỏ tất cả để không phải đối mặt với rào cản của số phận.
Tuy đã mất đi 91% sức khỏe nhưng chị Hoa vẫn nỗ lực làm việc và tham gia các hoạt động cộng đồng
Rất nhiều lần tôi bật khóc khi nhìn thấy chúng bạn có thể chạy nhảy, chơi đùa và đi đến những nơi họ thích, trong khi tôi lại không thể bước đi trên đôi chân của mình. Như để bù đắp thiệt thòi cho tôi, bố mẹ, các anh chị đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ, cùng tôi đi qua những năm tháng tuổi thơ chất chứa đầy mặc cảm. Nhưng thật nghiệt ngã khi tôi phải chứng kiến bố mẹ tôi lần lượt qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo, để lại tôi - một đứa con khuyết tật chỉ còn 9% sức khoẻ. Những kỷ niệm đẹp đọng lại trong tôi về một gia đình đầy ắp tình yêu thương, tràn ngập hạnh phúc dần vụt mất, nỗi đau mất cha mẹ khiến tôi sợ hãi và không muốn tin vào hiện thực đau lòng.
Không còn bố mẹ ở bên, tôi không biết phải bấu víu vào đâu, không biết bắt đầu cuộc sống như thế nào với một cơ thể tật nguyền, bởi các anh chị của tôi, ai rồi cũng sẽ có phận riêng, họ không thể đi theo tôi và lo lắng mãi cho tôi được. Tôi dần lấy lại thăng bằng để đối mặt với sự thật, chấp nhận sự thật và tìm cách vượt qua những thử thách cuộc đời.
Tôi quyết định sẽ tự lập cuộc sống của mình, không muốn sống dựa vào người thân. Bởi vậy, năm 14 tuổi, tôi đã đăng ký tham gia khoá học nghề thủ công mỹ nghệ tại Cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật Nguyễn Nga. Không còn đôi chân nhưng còn đôi bàn tay, tôi vẫn sẽ nỗ lực học nghề, chăm chỉ lao động để vơi đi mặc cảm và trở thành người có ích.
Tôi còn nhớ những ngày đầu học nghề, sức khoẻ tôi rất yếu nên không thể ngồi hàng giờ đồng hồ ôn bài và làm theo hướng dẫn của giáo viên, đôi tay tôi yếu lắm nên thật khó khăn khi phải cố gắng dùng sức để uốn, tạo hình cánh hoa, cành hoa, chiếc lá, kết bông... Bằng sự kiên trì, chịu khó học hỏi và nhanh trí đã giúp tôi trở thành một trong những học viên xuất sắc nhất khoá học.
Tôi may mắn được Giám đốc Cơ sở tạo điều kiện cho tôi được ở lại làm việc. Cũng trong thời gian này, tôi có dịp được tiếp xúc và làm quen với những vị khách quốc tế. Chính khoảng cách về ngôn ngữ đã thôi thúc tôi dành nhiều thời gian học tiếng Anh. Nhờ có sự giúp đỡ của một tình nguyện viên người Anh, cũng như chịu khó tìm đọc tài liệu trên mạng Internet, tôi đã có thể nói tiếng Anh thành thạo, phát âm rõ tiếng, đúng ngữ pháp.
Vừa làm nghề, tôi vừa tận dụng vốn tiếng Anh tích luỹ được để nhận dạy kèm cho học sinh, sinh viên có nhu cầu và dạy học miễn phí cho các em khuyết tật, mồ côi nghèo đam mê học tiếng Anh. Tôi vui lắm vì nhờ có sự hướng dẫn của tôi, nhiều em đã đạt điểm số cao trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học và thậm chí là phỏng vấn tìm việc làm.
Sau một thời gian làm việc tại cơ sở, nhờ tay nghề khá nên ít nhiều tôi đã tích luỹ được chút vốn liếng trong tay. Luôn hy vọng được góp chút khả năng, công sức bé nhỏ của mình cho người đồng cảnh, bởi vậy ngoài việc mở cửa hàng bán hoa voan nghệ thuật tại nhà, tôi còn nhận dạy nghề, tạo việc làm cho người đồng cảnh. Bắt tay thực hiện ước mơ từ năm 2009, đến nay tôi đã dạy nghề cho khoảng 80 người, trong đó có gần chục người khuyết tật. Không chỉ có thêm niềm vui vì có nguồn thu nhập từ khi mở cửa hàng, tôi còn rất hạnh phúc khi giúp cho nhiều người đồng cảnh có thêm niềm tin và tự lập cuộc sống.
Kết nối yêu thương
Bên cạnh niềm đam mê công việc và tạo hứng thú trong lao động cho người đồng cảnh, với mong muốn truyền đi thông điệp sẻ chia, yêu thương, tạo cơ hội cho người khuyết tật, tôi đã đứng ra tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ Thắp sáng yêu thương. Được sự ủng hộ của chính những người đồng cảnh, các sinh viên, thanh niên tình nguyện, chương trình đầu tiên đã mang lại hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.
“Người sáng lập” chương trình Thắp sáng yêu thương đang hướng dẫn tình nguyện viên làm nước nha đam để gây quỹ
Như trở thành thông lệ, cứ mỗi năm một lần, tôi lại đứng lên kêu gọi các mạnh thường quân, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp, ngành, bởi thế mỗi chương trình tiếp theo được tổ chức đều có quy mô lớn hơn, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tôi còn nhớ rất rõ chương trình gần đây nhất đã được tổ chức tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, ngoài các tiết mục văn nghệ, kịch nói, nhiều hoạt động ý nghĩa như thi làm hoa, giao lưu với những tấm gương người khuyết tật vượt khó, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ do người khuyết tật làm cũng đã được diễn ra ngay tại chương trình. Bên cạnh đó, tôi còn vận động khoảng 100 người khuyết tật, cùng 200 tình nguyện viên tham gia chương trình đi bộ đồng hành vì người khuyết tật, một trong những hoạt động bên lề chương trình nhưng đã làm lay động tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân chung tay giúp đỡ người khuyết tật.
Để có kinh phí tổ chức chương trình, ngoài sự hỗ trợ về địa điểm tổ chức của Nhà Văn hóa lao động tỉnh, kinh phí của một số mạnh thường quân, tôi đã luôn chủ động tìm cách gây quỹ bằng hình thức cùng các tình nguyện viên nấu sữa bắp, nước nha đam, sữa đậu nành bán ở một vài điểm trong thành phố. Tuy phải thức khuya dậy sớm nhưng được làm công việc thiện nguyện tôi rất vui, thấy cuộc sống này thật nhiều ý nghĩa.
Và miệt mài dạy nghề cho người đồng cảnh (người ngoài cùng bên trái)
Tôi là một người khuyết tật hăng say trong lao động, thích tổ chức các hoạt động thiện nguyện, tuy nhiên do sức khỏe của tôi ngày một yếu đi nên sau chương trình Thắp sáng yêu thương lần thứ 8 được tổ chức vào cuối năm nay, có lẽ tôi sẽ không thể tiếp tục tham gia, bởi cột sống của tôi ngày càng cong vẹo, đôi bàn tay dần tê liệt và cầm nắm rất khó khăn. Tôi hy vọng sẽ sớm vận động được một mạnh thường quân nào đó, với tấm lòng yêu thương người khuyết tật sẽ thay tôi đảm nhận duy trì tổ chức chương trình và tôi vẫn sẽ tiếp tục đứng phía sau để dõi theo, đóng góp những ý tưởng mới tạo nên thành công cho chương trình. Tuy nhiên tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì công việc dạy nghề cho người đồng cảnh và quyết tâm thực hiện ước mơ mở một quán cà phê để nhận 100% nhân viên người khuyết tật vào làm việc, giúp họ có cơ hội làm việc, hòa nhập cộng đồng.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Nơi hồi phục những nụ cười con trẻ - 30/03/2016 07:26
- Chàng trai khuyết tật trêu tranh tài tình bằng… chân - 29/03/2016 10:53
- Lớp học đặc biệt của những người đặc biệt - 29/03/2016 07:23
- Ông “vác tù và” khuyết tật ở Quảng Châu - 29/03/2016 07:20
- VĐV khuyết tật Trần Minh Nhuận: Một cánh tay lập nên điều kỳ diệu - 29/03/2016 07:17
Các tin khác
- Công ty Xây lắp Điện Quốc Hương, tỉnh Lâm Đồng: Gắn sản xuất, kinh doanh với trách nhiệm xã hội - 22/03/2016 03:58
- “Chốt cấp cứu Bà Liên” hơn 30 năm cứu hàng nghìn người trên xa lộ - 10/03/2016 03:24
- Vàng Kim Hương mang niềm vui đến với người nghèo - 03/02/2016 05:33
- San sẻ yêu thương, đón nhận chân tình - 02/02/2016 11:12
- Trái tim đồng cảm - 02/02/2016 10:43